Sự hài lòng trong công việc của tiếp viên M ối quan hệ giữa thực tiễn quản

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).pdf (Trang 27 - 30)

6. Phương pháp nghiên cứ u

1.3. Sự hài lòng trong công việc của tiếp viên M ối quan hệ giữa thực tiễn quản

Vietnam Airlines

Sự hài lòng trong công việc là trạng thái mà người lao động có định hướng hiệu quả rõ ràng đối công việc trong tổ chức; là thái độ về công việc được thể hiện

bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động; là thái độảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc như bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương. Hay nói một cách chung nhất, sự hài lòng trong công việc là sựđánh giá của người lao động đối với các vấn đề liên quan đến việc thực hiện công việc của họ, tính chất của việc

đánh giá này phụ thuộc vào cảm nhận của người lao động.

Đối với tiếp viên hàng không, khi tham gia vào hệ thống, được tiếp xúc với

đồng nghiệp, với thế giới bên ngoài, được tham gia huấn luyện, đánh giá, trả công lao động, thăng tiến lên vị trí cao hơn… sẽ có những đánh giá riêng của từng người vềđơn vị nơi mình đang công tác. Sự đánh giá này có thể tốt hoặc chưa tốt nhưng

đều thể hiện thái độ của tiếp viên đối với những thực tiễn đang diễn ra. Qua đó thể

hiện mức độ hài lòng trong công việc của tiếp viên, sự hài lòng này có thể trên tổng thể các yếu tố tác động đến tiếp viên hoặc thể hiện trên từng yếu tố.

Quản trị nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt động, chiến lược của tổ chức, nó quyết định sự thành công và hiệu quả của tổ chức trong việc đạt đến mục đích, kết quả mong muốn. Quản trị nguồn nhân lực là cầu nối giữa tổ chức và người lao động.

Công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ cung cấp cho tổ chức nguồn nhân lực đủ

về số lượng, đúng về chất lượng để triển khai thực hiện các hoạt động của tổ chức. Công tác quản trị nguồn nhân lực có tốt thì mới phát huy được năng lực, hiệu quả

hoạt động của người lao động, tác động đến mức độ hài lòng trong công việc của người lao động, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức. Đối với tiếp viên hàng không, sự hài lòng trong công việc không chỉ thể hiện ở mức thu nhập, mà còn thể hiện ở công tác tuyển dụng, huấn luyện, môi trường làm việc….

Tiếp viên hàng không là đội ngũ lao động tiếp xúc trực tiếp với hành khách trên các chuyến bay, góp phần đảm bảo an toàn cho chuyến bay và phục vụ hành khách, ngoài các yếu tố về kỹ năng phục vụ, tiếp viên có hài lòng với công việc thì mới thật sự hứng thú, tậm tâm phục vụ hành khách với chất lượng cao nhất, điều này đòi hỏi từng tiếp viên phải được tuyển chọn kỹ, được huấn luyện đầy đủ, đúng

yêu cầu tiêu chuẩn, đồng thời tiếp viên cũng phải được chăm lo, đảm bảo về quyền lợi để yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Đây chính là những nhiệm vụ của công tác quản trị nguồn nhân lực. Vì vậy công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng đến sự

hài lòng trong công việc của tiếp viên.

Quản trị nguồn nhân lực thể hiện tư tưởng, quan điểm của cấp lãnh đạo cao nhất về cách thức quản lý con người trong tổ chức; nó có tác dụng nhất định tới hiệu quả, tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên. Để tạo dựng và nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên, các cấp lãnh đạo cần xem xét tới các quan niệm về con người trong tổ chức. Trường phái hiện đại (khai thác tiềm năng con người),

đại diện là Drucker, Chandler, Lewrence…, quan niệm “Con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển”. Bản chất con người không phải là không muốn làm việc, họ muốn góp phần thực hiện mục tiêu, họ có năng lực độc lập và sáng tạo. Người quản lý phải biết động viên, khuyến khích để họđem hết khả

năng tham gia giải quyết công việc. Cho họ quyền độc lập, tự kiểm soát và biết tôn trọng họ, sự hài lòng trong công việc của họ sẽđược tác động tích cực, qua đó họ sẽ

phát huy hết tiềm năng của bản thân để cống hiến cho doanh nghiệp.

Công tác quản trị nguồn nhân lực có được thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc thì chếđộ, chính sách đãi ngộđối với tiếp viên mới được đảm bảo, qua đó giúp cho tiếp viên yên tâm vào công việc. Công tác quản trị nguồn nhân lực có được quan tâm, đầu tư phù hợp thì mới xây dựng và củng cố động lực cho người lao động. Trong một tổ chức, nhà quản trị phải thực thi nhiệm vụ được giao phó, hướng tổ

chức đến sự phát triển, đồng thời phải tìm hiểu mong muốn của người lao động. Đó là mong muốn có đời sống vật chất dễ chịu hơn; được làm việc trong một môi trường thân thiện, được tạo điều kiện để phát triển, được các đồng nghiệp kính nể, mong muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong nhóm, đây là yếu tố căn bản khích lệ nhân viên, giúp nhân viên hài lòng với công việc của mình…. Khi công tác quản trị làm tốt vai trò của mình thì mong muốn của người lao động sẽ được quan tâm, giải quyết thoảđáng, hài hoà giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích của nhân viên, điều này sẽ giúp cho nhân viên hứng thú hơn với công việc.

Đối với đội ngũ tiếp viên, do có những đặc thù về nghề nghiệp, công việc

được đánh giá là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, thời gian làm việc không ổn định, thường xuyên phải đi công tác xa, xa gia đình, người thân, đặc biệt là vào những dịp lễ, tết phải tăng cường phục vụ hành khách nên thời gian dành cho gia đình, người thân rất hạn chế. Vì vậy, ngoài các yếu tố về chế độ đãi ngộ, công tác động viên, khuyến khích tinh thần làm việc giữ một vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo nhân lực khai thác, đảm bảo chất lượng phục vụ của tiếp viên. Đối với người tiếp viên hàng không, do thu nhập khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội, vì vậy

để tiếp viên hài lòng với công việc không thể chỉ dựa vào biện pháp tác động vật chất mà cần có sự quan tâm đến thỏa đáng đến tâm tư, nguyện vọng của người lao

động, quan tâm đến sự đóng góp của mỗi cá nhân cho tập thể, đảm bảo cho người lao động có điều kiện để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của đơn vị, phát huy khả năng cá nhân, khẳng định bản thân mình trong tập thể lao động.

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).pdf (Trang 27 - 30)