Xuất giải pháp hoàn hiện công tác quản trị nguồn nhân lực và động viên

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).pdf (Trang 70 - 73)

tiếp viên thực hiện nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên

Qua kết quả phân tích cho thấy, thành phần Môi trường làm việc của tiếp viên, Định hướng nghề nghiệp và trả công lao động, Tuyển dụng lao động có tác

động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên.

Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu về Môi trường làm việc của tiếp viên,

Định hướng nghề nghiệp và trả công lao động, Tuyển dụng lao động được chấp nhận, trong phạm vi của quản trị nguồn nhân lực, để nâng cao sự hài lòng trong công việc của tiếp viên, đơn vị có thể nghiên cứu thực hiện một số biện pháp sau:

3.1.Biện pháp về xây dựng môi trường làm việc của tiếp viên

- Thu hút tiếp viên tham gia vào các hoạt động của đơn vị, tạo môi trường thân thiện, thoải mái; khuyến khích tiếp viên tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến hoạt động chung của Đoàn tiếp viên, tạo điều kiện để tiếp viên có cơ

hội đề xuất các cải tiến nhằm hoàn thiện hoạt động của Đoàn tiếp viên thông qua các biện pháp như tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo Đoàn với đội ngũ tiếp viên, đẩy mạnh hoạt động của website thông tin nội bộ để tiếp viên có thể nhanh chóng và thuận tiện khi gửi các ý kiến góp ý, các đề xuất…

- Xây dựng hành trình bay hợp lý, tiết kiệm nhân lực và chi phí, nghiên cứu phân lịch làm nhiệm vụ bay cho tiếp viên theo tháng để tiếp viên chủ động trong việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, tham gia hoạt động của đơn vị. Đảm bảo thời gian

họp các Đội tiếp viên theo Thoảước lao động tập thể và Nội quy lao động nhằm tạo

điều kiện cho tiếp viên gặp gỡ, trao đổi ý kiến và học tập kinh nghiệm.

- Tuyên truyền, động viên tiếp viên giữ gìn sức khoẻ, phát huy tinh thần tự

giác của tiếp viên trong việc phối hợp cùng đơn vị giảm số ngày nghỉ ốm của tiếp viên, có biện pháp quản lý chặt chẽ việc nghỉốm của tiếp viên để tránh gây xáo trộn lịch bay; kết hợp với việc giải quyết thoả đáng thời gian nghỉ nghỉ phép theo quy

định. Tạo tâm lý thoải mái cho tiếp viên trong việc nghỉ ngơi và thực hiện nhiệm vụ.

- Cải cách hành chính, đơn giản hóa hệ thống quản lý, phân chia chức năng rõ ràng cho từng bộ phận từĐoàn tiếp viên đến các Liên đội, Đội tiếp viên, giảm sự

chồng chéo trong quản lý. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình phê duyệt giúp công việc thực hiện nhanh hơn, giảm thiểu chi phí, thời gian cũng như công sức người lao động nói chung và tiếp viên nói riêng. Cung cấp đầy đủ công cụ, quyền hạn khi giao nhiệm vụ cho tiếp viên, tạo cho tiếp viên cơ hội sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, chất lượng phục vụ trên chuyến bay.

- Đoàn tiếp viên có thể tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện phát triển, tạo môi trường để cho tiếp viên phấn đấu, phát triển năng lực cá nhân cũng như thăng tiến lên những vị trí cao hơn.

- Chia sẻ thông tin: việc chia sẻ thông tin trong đơn vị cần được phát huy mạnh mẽ hơn, đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận; sử dụng hiệu quả các công cụ trao đổi thông tin hiện có để chuyển tải thông tin đến tiếp viên và thu nhận thông tin từ người lao động một cách nhanh chóng, chính xác.

- Định hình và phát huy văn hoá doanh nghiệp của Đoàn tiếp viên, phát huy những nét tinh tuý, những điểm tốt, mặt mạnh, hạn chế những sai phạm, những

điểm chưa tốt trong tập thể và mỗi cá, tạo ra một môi trường chung thân thiện giúp người lao động cảm thấy thoải mái và hài lòng khi sống và làm việc tại đơn vị.

3.2.Biện pháp vềđịnh hướng nghề nghiệp và trả công lao động

- Tư vấn và định hướng cho tiếp viên về nghề nghiệp, qua đó xác định rõ tính chất nghề nghiệp, trách nhiệm của từng chức danh công việc trong chuyến bay, giúp tiếp viên có cái nhìn tích cực và đầy đủ về nghề nghiệp, đánh giá chính xác khả

năng của bản thân với các yêu cầu công việc để tiếp viên phấn đấu vươn lên trong công việc.

- Đoàn tiếp viên nên nghiên cứu hỗ trợ tiếp viên trong việc đào tạo lại để

có thể làm công việc khác khi sức khoẻ, ngoại hình không còn phù hợp với nghề

tiếp viên nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu.

- Cải cách tiền lương của tiếp viên, đảm bảo thu nhập của tiếp viên tương xứng với kết quả làm việc của từng cá nhân, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hợp lý

để phân chia bậc đối với Tiếp viên trưởng, Tiếp viên phó nhằm phát huy khả năng, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ này, qua đó trả lương phù hợp với từng bậc, tiếp viên có trình độ, khả năng, kinh nghiệm tốt hơn sẽ được trả lương cao hơn, không trả lương theo kiểu cào bằng trong cùng một chức danh; tiếp tục thực hiện chếđộđãi ngộ với tiếp viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ ngoài tiếng Anh.

3.3.Biện pháp về tuyển dụng lao động

- Đẩy mạnh tuyển dụng tiếp viên, nâng cao chất lượng và số lượng tuyển dụng, tổ chức quảng bá rộng rãi việc tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ việc làm, tổ chức giao lưu giới thiệu về nghề nghiệp cho các đối tượng trong độ tuổi tuyển dụng như sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… nhằm thu hút rộng rãi ứng viên tham gia dự tuyển.

- Nghiên cứu triển khai tuyển dụng theo hướng xây dựng bộ phận chuyên tuyển dụng nhằm thường xuyên tổ chức thi tuyển, đẩy nhanh tốc độ tuyển chọn tiếp viên. Từng bước nâng cao một số tiêu chuẩn tuyển dụng liên quan đến trình độ, khả

- Tuyển dụng tiếp viên người nước ngoài trên một sốđường bay nhằm phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của tiếp viên trong giao tiếp với hành khách.

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).pdf (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)