Chính sách xuất khẩu vàng phù hợp

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.pdf (Trang 77 - 79)

cao hơn giá trong nước).

Theo tin từ Bộ Công thương, tháng 3/2009 kim ngạch xuất khẩu vàng và đá quý đạt 850 triệu USD, tăng tới 49 lần so với cùng kỳ năm 2008. Nếu tính cả 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của loại hàng hóa này đã đạt trên 2 tỷ USD. Đến tháng 5, giá trị xuất khẩu kim loại quý, đá quý ước đạt 60 triệu USD, tăng gấp 4 lần tháng 4, nâng kim ngạch từ đầu năm lên hơn 2,6 tỷ USD.

Con số này đã gây bất ngờ cho không ít người, do trước đó không có thông tin chính thức gì về việc cấp phép cũng như cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu vàng. Không ít người đặt câu hỏi, vì sao trong đợt xuất khẩu vàng vừa qua, cơ quan quản lý không công khai danh sách và khối lượng được phép xuất khẩu của các DN.

Một quan chức trong Vụ Ngoại hối của NHNN cho biết, cơ quan này vẫn cấp quota cho một số DN được xuất vàng. Tuy vậy, ông từ chối công bố danh sách và số lượng vì những thông tin về xuất hoặc nhập khẩu vàng đều có tác động đến tâm lý người dân nên các số liệu trên không được công khai, cần giữ bí mật nhằm tránh những xáo trộn trên thị trường. Vị quan chức này cũng cho biết, NHNN vẫn tính toán để phân bổ số lượng được xuất cho các đơn vị tùy theo năng lực và vốn pháp định của đơn vị để không có sự thắc mắc giữa các đơn vị về chuyện xuất vàng này, và số lượng vàng xuất đi cũng nằm trong một giới hạn cho phép. Theo quy định, để được xuất khẩu vàng, DN phải có giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế do NHNN cấp. Bên cạnh đó, DN hoạt động có uy tín trên thị trường, kinh doanh có

hiệu quả trong năm gần nhất, chấp hành đúng các quy định quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng của NHNN. Ngoài ra, DN phải có khả năng cân đối cung cầu ngoại tệ.

Vậy: Xuất khẩu vàng có tốt cho nền kinh tế?

Việc cho phép xuất khẩu vàng sẽ góp phần chống việc đầu cơ cũng như buôn lậu vàng ở các biên giới. Tuy nhiên, nên khống chế theo quota và áp dụng cho những doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu vàng để đảm bảo thị trường vàng hoạt động đúng theo pháp luật nhà nước.

Việc xuất khẩu vàng sẽ giúp bình ổn thị trường, góp phần thúc đẩy lượng vàng nằm trong dân và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước. Trước đó, vàng miếng vẫn bị hạn chế xuất khẩu và hầu như không nhập khẩu qua đường chính ngạch. Thị trường gần như mất cân đối cung cầu khi khách đến bán thì nhiều mà không mua. Tất cả các DN khi được hỏi đều đưa lý do "đầu vào nhiều mà không có đầu ra". Việc xuất khẩu vàng có ý nghĩa, giúp lưu thông hàng hoá, khiến giá cả vàng trong nước ngang bằng với giá thế giới

Ngoài ra, việc xuất khẩu còn giúp DN có cơ hội kiếm lợi nhuận, Nhà nước thu được thuế, hạn chế tình trạng xuất khẩu lậu.

Bên cạnh những mặt được kể trên thì xuất khẩu vàng dường như đang chứa đựng nhiều nguy cơ bất lợi. Trong khi lượng vàng đã được xuất khẩu khá lớn trong thời gian 5 tháng đầu năm thì từ tháng 7/2008, để hạn chế nhập siêu, NHNN lại hạn chế không cho phép các DN được nhập khẩu vàng. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu. Đến một lúc nào đó, khi giá vàng thế giới hạ nhiệt,

nguy cơ nhập lậu vàng vì thế tăng lên, các DN sẽ gom USD để mua vàng làm nhu cầu ngoại tệ tăng lên. Và lúc đó, nếu quản lý không tốt, nguy cơ mất cân đối trên thị trường tiền tệ là điều có thể.

Vì vậy, cần có một cơ chế linh hoạt về việc xuất, nhập khẩu cho thị trường vàng. Bên cạnh đó, cần công khai việc thực hiện xuất, nhập khẩu vàng nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.pdf (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)