Sơ lược về ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.pdf (Trang 27 - 29)

Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988, với tên gọi tắt ban đầu là IncomBank, là một trong những NHTM nhà nước hoạt động lâu đời và có uy tín. Ngày 15/04/2008 IncomBank đã đổi tên gọi tắt thành VietinBank với phương châm hoạt động là nâng giá trị cuộc sống. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay VietinBank có mạng lưới hoạt động được phân bổ rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở giao dịch; 152 Chi nhánh; 886 Phòng giao dịch; 56 Quỹ tiết kiệm; 05 Văn phòng đại diện; 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng Công thương (VietinbankSC), Công ty bất động sản và đầu tư tài chính ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty bảo hiểm ngân hàng Công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tháng 07/2009, việc cổ phần hóa thành công đã đánh dấu bước ngoặt mới cho VietinBank trong lịch sử hoạt động của mình. Điều đó không đơn thuần là việc thay đổi hình thức sở hữu mà là một thuận lợi để VietinBank cải thiện lại điều kiện quản trị và tăng năng lực hoạt động.

Bảng 2.1-Một số chỉ tiêu cơ bản của VietinBank qua các năm.

Đơn vị tính: tỷđồng. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/2011 Chỉ tiêu % tăng % tăng % tăng % tăng % tăng % tăng Huy động vốn 123,996 16.92 148,240 19.55 174,905 17.99 221,700 26.75 341,000 53.81 327,000 (4.11) Dư nợ tín dụng 80,801 8.42 101,282 25.35 120,752 19.22 162,300 34.41 233,000 43.56 261,700 12.32 Tổng tài sản 138,264 18.93 172,000 24.40 193,620 12.57 243,758 25.90 367,000 50.56 394,919 7.61

Lợi nhuận trước

thuế 785 46.18 1,450 84.71 2,437 68.07 3,373 38.41 4,500 33.41 3,810 (15.33)

Nhìn chung, các chỉ tiêu chính của VietinBank đều thể hiện sự tăng trưởng qua các năm, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Điều này cho thấy năng lực tài chính ngày càng lớn mạnh và kết quả HĐKD ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể:

Huy động vốn: Nguồn huy động của VietinBank luôn phát triển mạnh, số dư năm sau tăng cao hơn năm trước, điều này đã chứng tỏ được thế mạnh và uy tín của VietinBank trên thị trường. Nguyên nhân tăng nguồn vốn huy động chủ yếu là do VietinBank đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với thực tế, tăng cường công tác tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế nhiều sản phẩm huy động hấp dẫn và thực hiện đổi mới tác phong giao dịch trong toàn hệ thống…

Dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng của VietinBank luôn được đẩy mạnh qua các năm, thời gian qua VietinBank đã góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, nhất là giai đoạn (2008-30/06/2011) nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân tăng trưởng chủ yếu là do VietinBank đã mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng mới, thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất (năm 2009-2011) theo chỉ đạo của Chính phủ, đẩy mạnh các sản phẩm cho vay, mở rộng mạng lưới hoạt động…

Tổng tài sản: Việc tăng trưởng huy động vốn tốt sẽ góp phần nâng tổng tài sản của VietinBank lên tương ứng, tổng tài sản là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá quy mô hoạt động và vị thế của một ngân hàng. Thực tế cho thấy tổng tài sản của VietinBank được tăng trưởng qua các năm và chất lượng tài sản luôn được cải thiện. Trong quá trình tăng trưởng, VietinBank luôn chú trọng đến tính an toàn và bền vững, cơ cấu tổng tài sản được thiết lập theo hướng sinh lời cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

Lợi nhuận sau thuế: VietinBank đã thực hiện một số giải pháp phát triển như tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới hoạt động, đẩy mạnh một số sản phẩm và nghiệp vụ mới… Và kết quả đem lại là lợi nhuận của VietinBank đã tăng mạnh qua các năm.

Thật vậy, kết quả HĐKD của VietinBank qua các năm đều cho thấy lợi nhuận sau thuế của năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này cho thấy tình hình HĐKD của

VietinBank ngày càng ổn định hơn và khẳng định được vị thế của VietinBank trên thị trường nhất là trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)