Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.pdf (Trang 73 - 75)

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy

3.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ

RRTD bắt đầu từ những kết quả phân tích, thẩm định tín dụng không cẩn trọng, thiếu chính xác của các cán bộ thẩm định và không tuân thủ các quy định cho vay nên

đã dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Vì vậy, để hạn chế được RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất thì đòi hỏi cán bộ thẩm định thực hiện công tác phân tích và thẩm định khách hàng thật tốt, phản ánh đúng bản chất về tình hình tài chính cũng như hoạt động của khách hàng, tuân thủ các quy định cho vay.

Để giải quyết các đòi hỏi này thì ngân hàng cần phải thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc xác định GHTD theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của khách hàng, để từ đó nhận thấy được những rủi ro của khách hàng, định ra một GHTD hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với hệ thống VietinBank.

Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro cho ngân hàng. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tương đồng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.

Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, các TSĐB… để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những TSĐB có tính thanh khoản cao… Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ, càng đảm bảo các quyền lợi của VietinBank khi có rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro xảy ra.

Mặt khác, trên cơ sở quy trình cho vay đã có, đòi hỏi tất cả cán bộ làm công tác tín dụng phải thực hiện chặt chẽ khi giải quyết hồ sơ tín dụng cho khách hàng. Nhưng thực tế, để giải quyết hồ sơ nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, một số

CBTD đã thực hiện thẩm định qua loa, giải quyết cho vay trước rồi hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng sau. Điều này dẫn đến việc CBTD sẽ không nhìn thấy được những rủi ro tiềm ẩn của khoản vay và có nguy cơ giải quyết sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Và trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng, CBTD mới phát hiện những chỗ không phù hợp hoặc không đủ điều kiện để cấp tín dụng thì khả năng thu hồi lại số tiền cho vay là rất khó, nguy cơ gây ra tổn thất về đồng vốn của ngân hàng là rất cao. Vì vậy, đòi hỏi CBTD khi giải quyết cho vay cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay hiện hành của VietinBank để hạn chế tối đa những RRTD có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)