Lịch sử phát triển của các hình thức HTX cổ điển ra đời từ trên 200 năm nay, thực tế cho thấy đó là hình thức tổ chức kinh tế của những ngƣời lao động do nhu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt và chủ nghĩa tƣ bản đang trên đà phát triển.
HTX đầu tiên mà loài ngƣời đƣợc chứng kiến đã xuất hiện tại nƣớc Anh vào năm 1761, đó là HTX của 28 ngƣời thợ dệt, rủ nhau lập ra một cái hội “Làm vải cho tốt và bán giá trung bình”, với các nguyên tắc rất bình dị và đầy tính nhân đạo: “Cốt làm cho những ngƣời nghèo trở thành anh em, anh em thì làm giúp nhau, nhờ lẫn nhau, bỏ hết thói cạnh tranh, làm sao cho cây trồng thì đƣợc ăn quả, ai muốn ăn quả thì tham gia vào trồng cây”.
Tiếp đó vào năm 1849, tại Đức đã hình thành HTX cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của 13 ngƣời thợ mộc. Cùng thời gian này, ở Pháp, Thụy Điển, Ý…, đã ra đời nhiều HTX thuộc các lĩnh vực nhƣ: Chế biến nông sản thực phẩm, kinh doanh tín dụng…
Nhƣ vậy, có thể thấy kinh tế HTX ra đời một cách khách quan trong điều kiện phát triển liên tục của kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, đặc biệt khi kinh tế thị trƣờng tự do, cạnh tranh ngày càng gay gắt “Cá lớn nuốt cá bé” làm cho hàng triệu ngƣời sản xuất nhỏ, những tiểu nông đứng trƣớc nguy cơ bần cùng hóa, trở thành lao động làm thuê cho các nhà tƣ bản. Để chống lại xu thế này, những ngƣời lao động, những nhà sản xuất nhỏ muốn tồn tại, tiếp tục phát
triển buộc phải liên kết lại trong tổ chức kinh tế của minh - đó là HTX tự nguyện do họ đặt ra.
Từ những lí do khách quan này, Các Mác, Ph.Ăng ghen và Lênin đã nghiên cứu tƣờng tận các HTX ở nƣớc Anh, Bắc Mỹ, và ở Nga..., đi đến kết luận rằng: “Các HTX đƣợc xây dựng dƣới chủ nghĩa tƣ bản là để đấu tranh với giai cấp tƣ sản, phát huy sáng kiến của quần chúng, nhờ sáng kiến của quần chúng mà các HTX đƣợc xây dựng thành những tổ chức kinh tế rộng lớn, nó chứa đựng tiềm năng của CNXH” [21], “Là những di sản văn hóa cần đƣợc coi trọng” [44].
Nhận thức đƣợc tính chất “XHCN” của các HTX ngay trong lòng tƣ bản chủ nghĩa, các ông cho rằng hợp tác là con đƣờng đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân nói riêng và đối với những ngƣời sản xuất nhỏ nói chung.
Trong lí luận Mác - Lênin, con đƣờng hợp tác là con đƣờng bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân đạo, tiến tới CNXH khoa học. Chính vì vậy, kinh tế hợp tác là dòng kinh tế mang tính nhân đạo nhân dân, nó đối lập với mặt phi nhân đạo, phi văn hóa của thị trƣờng tƣ bản. Sự phát triển của kinh tế hợp tác và HTX không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà vì sợ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia hợp tác, những ngƣời đƣợc cử ra điều hành và quản lí HTX không phải vì có nhiều vốn góp, mà là sự tín nhiệm của các thành viên, mọi ngƣời tham gia HTX đều có quyền hạn ngang nhau không phụ thuộc vào vốn góp nhiều hay góp ít. Nhƣ vậy, nguyên tắc của chế độ kinh tế hợp tác chính là chế độ dân chủ, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và chia sẻ rủi ro.
Những nguyên tắc và hình thức tổ chức HTX theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin là:
- Tự nguyện
- Hợp tác phải tiến hành từng bƣớc
- Hợp tác phải thiết thực, cụ thể, hết sức tránh cao xa, mơ hồ
- Hợp tác hóa là thực hiện liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Về hình thức tổ chức HTX:
Lê nin cho rằng rất đa dạng và phải phù hợp với những điều kiện cụ thể, những hình thức HTX phải đƣợc nảy sinh từ thực tiễn và tìm nó trong chính thực tiễn.
Với góc độ nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng những nguyên lí cơ bản của lí luận Mác - Lênin về kinh tế hợp tác và HTX là đúng đắn có giá trị lịch sử lâu dài.