Thời kì Thái Nguyên cùng với cả nƣớc đƣa hợp tác hóa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN 1976

Một phần của tài liệu Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở thái nguyên (từ 1958 đến 1990).pdf (Trang 70 - 75)

nghiệp lên sản xuất lớn XHCN 1976 - 1980

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất và cả nƣớc bƣớc vào xây dựng CNXH. Đối với nông nghiệp ở miền Bắc Đảng ta chủ trƣơng vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô các HTX nông nghiệp; tiến hành tổ chức sản xuất theo hƣớng tập trung, chuyên môn hoá và cơ giới hoá.

Để củng cố phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, một mặt Thái Nguyên tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản dành cho nông nghiệp thời gian này là 11,4 triệu đồng, tỷ trọng đầu tƣ cao nhất cho phát triển nông nghiệp ở Thái Nguyên từ trƣớc cho đến nay. Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng nhiều công trình thuỷ nông lớn nhỏ, trong đó quan trọng nhất là công trình thủy lợi hồ Núi Cốc, với diện tích mặt hồ rộng 2.500 ha, dung tích chứa nƣớc là 175m3, đảm bảo tƣới nƣớc cho 12.000ha lúa hai vụ thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình. Cùng với thủy lợi, điện, vật tƣ nông nghiệp nhƣ: phân hóa học, giống…cung cấp cho nông nghiệp cũng tăng mạnh.

Thời kì này, những tồn tại của việc quản lý tƣ liệu sản xuất tập thể trong các HTX nhƣ: sơ hở trong công tác quản lý kinh tế, những thói hƣ tật xấu, móc ngoặc thu vén cho cá nhân v.v…đang ngày càng diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng xấu trực tiếp và sâu sắc đến hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đến tổ chức lại sản xuất, đến phát triển sản xuất, lƣu thông và đời sống nhân dân. Trƣớc tình hình đó Thái Nguyên tiếp tục triển khai Nghị quyết của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về việc đẩy mạnh cuộc vận động tổ chức lại sản xuất nhanh chóng khắc phục những mặt yếu kém ở một số vùng đƣa phong trào hợp tác hoá trong tỉnh tiến lên đồng đều và mạnh mẽ. Đợt vận động này đƣợc tiến hành từ tháng 4 năm 1978 cho đến hết năm.

Qua các đợt củng cố và tổ chức lại sản xuất, về cơ bản, trong thời kì này phong trào HTX phát triển ổn định. Đến năm 1980, trên địa bàn Thái Nguyên có 88.329 hộ nông dân vào làm ăn tập thể, với gần 500 HTX bậc cao. Một số HTX phát triển khá toàn diện, nổi bật là HTX Hùng Sơn (Đại Từ). Các HTX Quang Vinh (thành phố Thái Nguyên), Hà Thƣợng (Đại Từ), Nam Hà (Phú Bình), Xuân Phú (Phú Lƣơng), Phúc Chu (Định Hoá)…là những đơn vị sản xuất phát triển tốt từng mặt. Phong trào HTX ở Võ Nhai cũng có sự chuyển biến tích cực, từ 9 HTX (năm 1976), phát triển lên 29 HTX (năm 1979), với 39% số hộ nông dân trong huyện tham gia. Trong các HTX tiên tiến và khá, công tác quản lí có nhiều tiến bộ, sản xuất phát triển nhanh và tƣơng đối vững chắc, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nƣớc, có tích luỹ, đời sống xã viên ổn định, các công trình phúc lợi đƣợc mở rộng

Mặc dù vậy, những yếu kém trong chỉ đạo, quản lí sản xuất ở các HTX vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên mà thời tiết lại không thuận lợi, vụ đông - xuân giá rét kéo dài, vụ mùa nắng hạn gay gắt gây ảnh hƣởng lớn đến diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa và hoa mầu. Sản xuất nông nghiệp sa sút liên tục dẫn đến tình trạng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc cả năm 1976 chỉ đạt 132.181 tấn, trong đó sản lƣợng lúa đạt 115.360 tấn, giảm 17.023 tấn so với năm 1975. Kết quả thu hoạch thấp, phần lƣơng thực Nhà nƣớc cung cấp cho tỉnh cũng giảm sút và không kịp thời. Tình trạng đói giáp hạt đã xảy ra ở một số nơi.

Công tác tổ chức và quản lí kinh tế sau một thời gian dài thực hiện cũng đã có một số kinh nghiệm trong công tác, nhờ đó cũng đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhƣng chƣa có sự chuyển biến tích cực. Sự trì trệ trong

quản lí chậm đƣợc khắc phục, nên còn nhiều sai sót. Hiện tƣợng “Dong công

phóng điểm” trong các HTX còn khá phổ biến, Từ việc định mức, xếp bậc và định tiêu chuẩn tính công chƣa làm đƣợc nên tình trạng dong công phóng

điểm là rất phổ biến trong tất cả các HTX. Công tác quản lí, phân phối sản phẩm chƣa thật sự dân chủ, công khai, tạo nên những sơ hở, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tƣợng tiêu cực trong các HTX, gây bất bình cho xã viên và làm cho phòng trào HTX thƣờng xuyên không ổn định. Những mặt yếu kém nêu trên càng làm rõ nét nhƣợc điểm của mô hình HTX theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp (hay còn gọi là cơ chế cũ). Tổ chức và quản lí theo cơ chế này, thực chất làm cho ngƣời nông dân tách rời đối tƣợng lao động và sản phẩm cuối cùng, động lực kinh tế bị triệt tiêu, biến ngƣời nông dân làm chủ thành ngƣời lao động phụ thuộc.

Có một nghịch lí xảy ra là ngƣời nông dân thờ ơ với ruộng đất, với TLSX, nhiều nơi có hiện tƣợng lúa chín ngoài đồng nhƣng không có ngƣời đi gặt vì ngƣời nông dân đã đủ công điểm để đƣợc chia hoa lợi, hoặc do có nhiều hình thức khoán nhƣ khoán việc, làm công nhật, khoán theo diện tích…Nhƣ vậy, về thực chất là ngƣời nông dân đã không còn quan tâm đến lợi ích tập thể.

Mô hình quản lí phát triển kinh tế trong các HTX đến giai đoạn này thực sự không còn phù hợp. Nhƣng do chƣa nhận thức đầy đủ, nên không những không có sự điều chỉnh cho phù hợp, mà ngƣợc lại, chúng ta vẫn dồn sức củng cố, xây dựng HTX, thậm chí còn đẩy mạnh việc xây dựng HTX quy mô lớn (toàn xã), trong khi công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, phân phối sản phẩm ở những HTX nhỏ còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc chƣa đƣợc tháo gỡ. Vì vậy, đến cuối năm 1979, có tới 2/3 trong số 86 HTX quy mô toàn xã của tình làm ăn không hiệu quả. Trong số 45 HTX phải tổ chức lại sản xuất, sau 2 năm chỉ có 19 HTX chuyển biến, 26 HTX còn lại vẫn ở trong tình trạng yếu kém.

Thực trạng kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp vào những năm 1979 - 1980 sa sút nghiêm trọng. Phong trào HTX sút kém, ruộng đất bị bỏ hoang, thiên tai nặng nề dẫn đến sản xuất lƣơng thực tăng chậm, nên phần đóng góp nghĩa vụ lƣơng thực với Nhà nƣớc cũng đạt thấp. Năm 1980, lƣợng

lƣơng thực huy động nhập kho đƣợc 13.442 tấn, trong khi tổng lƣơng thực Nhà nƣớc bán ra cho các đối tƣợng ăn gạo sổ lên tới 58.000 tấn (gấp hơn 5 lần số huy động của tỉnh), làm cho nền kinh tế mà trƣớc hết là nông nghiệp rơi vào trạng thái hết sức khó khăn, khủng hoảng trên nhiều mặt.

Do nhu cầu bảo đảm đời sống của ngƣời dân và nâng cao hiệu quả sản xuất, trong những năm 1978 - 1980, cũng nhƣ một số nơi khác, một số HTX nông nghiệp trong tỉnh đã tự “Bung ra”, dùng các hình thức khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động đối với nhiều loại cây trồng, đối với chăn nuôi và đối với các ngành nghề khác để ổn định kinh tế.

Tiểu kết chương 2

Quan điểm đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là nhân tố quan trọng, quyết định đến toàn bộ quá trình hình thành, phát triển kinh tế HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong suốt quá trình chỉ đạo, nhiều chủ trƣơng chính sách mới luôn đƣợc đề ra cho phù hợp với các yêu cầu của thực tế lịch sử cũng nhƣ thực tiễn cuộc sống.

- Từ năm 1958 đến năm 1980, với lợi thế là tỉnh đã thí điểm xây dựng HTX từ những năm 1955; đặc biệt lại đƣợc Hồ Chủ tịch đến thăm và nói chuyện hƣớng dẫn chỉ đạo phong trào, do đó rất thuận lợi cho việc triển khai trên diện rộng, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện, Thái Nguyên đã căn bản hoàn thành việc xây dựng HTX.

Bên cạnh những thành công đạt đƣợc, đặc điểm nổi bật của thời kì này là quá trình củng cố và mở rộng qui mô HTX luôn mâu thuẫn, trái ngƣợc với kết quả thu đƣợc trong sản xuất nông nghiệp. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút, kinh tế HTX ngày càng biểu hiện tiêu cực nhƣ: mất dân chủ, tham ô, lãng phí, phân phối không rõ ràng. Tuy nhiên, do điều kiện đất nƣớc có chiến tranh, toàn dân phải dốc sức lực phục vụ mọi nhu cầu chiến đấu giành chiến thắng, do vậy các

khuyết tật của mô hình HTX “Tập thể hóa” chƣa bộc lộ gay gắt. Bao trùm trong đời sống nông thôn, miền núi Thái Nguyên là tinh thần đoàn kết, đùm bọc, chia sẻ khó khăn để giành “Tất cả cho tiền tuyến”. Thời kì này HTX mang ý nghĩa xã hội nổi trội, những mâu thuẫn, bất hợp lí trong cơ cấu tổ chức, quản lí, phân phối tạm thời lắng xuống.

Từ năm 1976 trở đi, nền kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả, sản xuất trì trệ dẫn đến sa sút nghiêm trọng của thời kì 1979-1980. Kết quả là, xã viên HTX chán nản, ruộng đất bỏ hoang hóa, số lƣợng ngƣời xin ra khỏi HTX ngày càng tăng…Do sản xuất sút kém, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, vì vậy, Thái Nguyên cũng không nằm ngoài tình trạng thiếu lƣơng thực, phần lớn lƣơng thực dựa vào trợ cấp của Nhà nƣớc.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở thái nguyên (từ 1958 đến 1990).pdf (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)