1.2.6.1. Nghề
Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa “Nghề là công việc chuyên làm, theo sự phân công của xã hội”. Khái niệm nghề của Nga đƣợc định nghĩa là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có đào tạo nhất định và thƣờng là nguồn gốc của sự sống. Khái niệm nghề của Pháp đƣợc định nghĩa một loại lao động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của một ngƣời để từ đó tìm đƣợc phƣơng tiện sống. Ở Đức, nghề đƣợc định nghĩa là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải đƣợc đào tạo ở một trình độ nào đó. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp nhƣ một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công của xã hội ), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: Tri thức nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại.Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con ngƣời phải có một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức, chuyên môn nhất định. Khi tìm hiểu về khái niệm nghề cần quan tâm tới đặc điểm chuyên môn nghề và phân loại nghề vì nó là cơ sở để xác định nội dung đào tạo nghề và cấp trình độ đào tạo. Đặc điểm chuyên môn của nghề gồm các yếu tố:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Công cụ và phƣơng tiện của lao động nghề. - Qui trình công nghệ.
- Tổ chức quá trình lao động nghề.
- Các yêu cầu tâm sinh lý của ngƣời học nghề cũng nhƣ yêu cầu về đào tạo nghề.
Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức đào tạo. Tuy nhiên do xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau nên phân loại nghề có nhiều loại: Nghề dạy học, nghề tiện, nghề điện, nghề thủ công mỹ nghệ,...
1.2.6.2. Đào tạo nghề
Trong “Bách khoa toàn thƣ Việt Nam”, khái niệm đào tạo nói chung là quá trình tác động đến một con ngƣời nhằm làm cho ngƣời đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thống để chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của con ngƣời.
Nhƣ vậy đào tạo nghề là một quá trình tác động có chủ đích của con ngƣời nhằm phát triển tay nghề (dạy nghề) và đạo đức, văn hoá nghề nghiệp (nhân cách) của họ, thể hiện trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động và phát triển nguồn lực quốc gia.
1.2.6.3. Dạy học thực hành nghề
Lý luận dạy nghề với tƣ cách là một bộ môn của giáo dục học nghề nghiệp, là lý thuyết của dạy học trong đào tạo nghề nghiệp và cũng chính là lý thuyết của dạy học nói chung. Dạy học là quá trình giáo dục và giáo dƣỡng có kế hoạch, có mục tiêu do giáo viên tổ chức và chỉ đạo trong quá trình dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dạy thực hành nghề là một quá trình sƣ phạm giải quyết các nhiệm vụ do giáo viên thực hành và học sinh học nghề tổ chức thực hiện một cách khoa học có mục đích nhằm tạo những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho ngƣời công nhân tƣơng lai. Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học thì cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học đều tham gia vào quá trình ấy, sự chỉ đạo của giáo viên đƣợc thể hiện ở những điểm sau:
- Xác định mục đích và nội dung của việc dạy. - Xác định nhiệm vụ của việc dạy.
- Xác định tiến trình phƣơng pháp và tổ chức dạy. - Xác định các phƣơng tiện giảng dạy.
Quá trình dạy thực hành nghề nói riêng là một hệ thống hoàn chỉnh các yếu tố sau:
- Mục tiêu dạy học. - Nội dung dạy học. - Phƣơng pháp dạy học. - Phƣơng tiện dạy học. - Hình thức tổ chức dạy học. - Hoạt động dạy học.
- Hoạt động học tập. - Kết quả dạy học. - Môi trƣờng sƣ phạm.
- Các mối quan hệ (thuận, ngƣợc, liên nhân cách).