Đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Quản lí dạy học trong quá trình đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội.pdf (Trang 31 - 33)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đánh giá kết quả thành tích học tập của học sinh là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy học. Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là công cụ đo trình độ ngƣời học. Qua đánh giá giúp cho các nhà quản lí điều chỉnh, cải tiến nội dung chƣơng trình, kế hoạch dạy học đồng thời giúp giáo viên luôn đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học. Những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm:

- Đảm bảo việc đánh giá là đánh giá kết quả đạt được mục tiêu giáo

dục. Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của đánh giá kết quả học

tập của học sinh và đó chính là độ giá trị của đánh giá. Không đạt yêu cầu này thì coi nhƣ cả quá trình đánh giá là không đạt.

- Đảm bảo tính khách quan. Yêu cầu đảm bảo tính khách quan của

đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa đòi hỏi kết quả đánh giá, phải phản ánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của học sinh vừa đòi hỏi kết quả đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những ngƣời đánh giá. Thực hiện đƣợc yêu cầu này không những nhằm thu đƣợc những thông tin phản hồi chính xác mà còn đảm bảo đƣợc sự công bằng trong đánh giá, vốn là một trong những yêu cầu có ý nghĩa giáo dục và xã hội to lớn.

-Đảm bảo tính công khai. Đảm bảo tính công khai trong đánh giá kết

quả học tập của học sinh từ khâu chuẩn bị tiến hành đến khâu công bố kết quả không những có ý nghĩa giáo dục mà còn có ý nghĩa xã hội, thể hiện tính dân chủ cũng nhƣ góp phần hạn chế tiêu cực trong giáo dục.

Bốn yêu cầu cơ bản trên có thể dùng làm thƣớc đo giá trị của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ngoài ra, cần phải bảo đảm ý nghĩa của việc đánh giá kết quả nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với giáo viên: Xác định đƣợc thành tích và thái độ của từng học sinh nghề và của toàn bộ lớp học, qua đó phân tích nguyên nhân của những kết quả thu đƣợc từ đó tìm ra biện pháp để cải tiến công tác sƣ phạm.

- Đối với học sinh học nghề: Họ tự xác định đƣợc sự hiểu biết và năng lực của chính mình so với yêu cầu đặt ra trong chƣơng trình giáo dục.

- Đối với ngƣời quản lí giáo dục: Rút ra đƣợc những trọng tâm của công tác giáo dục và giáo dƣỡng ở cơ sở đào tạo của mình từ đó có những biện pháp trong công tác tổ chức, quản lí và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lí dạy học trong quá trình đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội.pdf (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)