Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật

Một phần của tài liệu Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945.pdf (Trang 43 - 44)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật

Người kể chuyện hóa thân vào nhân vật, đứng ở ngôi thú nhất (Tôi). Gắn với điều đó là sự hiện diện của điểm nhìn bên trong. Cách kể này giúp cho tác giả có thể tái hiện những chiều kích khác nhau của tâm trạng, những biến thái tâm lý tinh vi của nhân vật.

Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người kể chuyện trong truyện ngắn Chiếc dĩa sứ Giang Tây là thuộc loại người kể chuyện hóa thân vào nhân vât. Truyện được kể qua trí nhớ của nhân vật Tôi. Trong hồi ức của mình, Tôi là một người tuy còn trẻ nhưng lại có sở thích đi uống nước trà và ăn bánh ngọt ở tiệm cao lâu của các chú người Quảng Đông. Sự ấm ức khi bị tên hầu ở tiệm vô lễ được bộc lộ rõ ràng khi Tôi và đám bạn của mình đến đây ăn bánh, uống trà nhưng vì túi tiền ít nên chỉ chia nhau bát vằn thắn. Đến cả nỗi nhớ vì đã lâu không được đến gác Viễn Lai Châu được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết. Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật, kể lại câu chuyện của chính mình. Một lần, rủng rỉnh túi Tôi đã quyết phải trả thù cái tên hầu sáng vô lễ kia bằng cách rủ anh Phúc Cáo đi cùng. Quả không chọn nhầm người, anh Phúc Cáo ấy đã khiến Tôi phải khâm phục vì đã làm tên hầu sáng không dám cãi lại câu nào. Khi đã ăn uống xong ra quầy trả tiền, Tôi đã ngậm ngùi thanh toán bữa ăn hôm ấy với cái giá chín hào sáu mà lẽ ra chỉ có bẩy hào sáu. Bởi lẽ cái anh Phúc Cáo, người làm Tôi hôm nay được nở mày nở mặt đã lấy cái dĩa con Giang Tây mua ở ngoài giá phải đồng rưỡi.

Một phần của tài liệu Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945.pdf (Trang 43 - 44)