Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa

Một phần của tài liệu Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945.pdf (Trang 54 - 62)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa

Nguyễn Tuân sinh tại Hàng Bạc- Hà Nội. Trong một gia đình có truyền thống nho học. Cha của ông là Cụ Nguyễn An Lan, Tú tài khoa thi Hán học cuối cùng. Nguyễn Tuân sinh ra ở Hà Nội, nhưng trong suốt quãng đời thanh thiếu niên đã theo gia đình sinh sống ở nhiều tỉnh thành. Và với bản tính ưa thích xê dịch nên Nguyễn Tuân đã tích lũy cho mình được rất nhiều vốn quý báu. Nhưng truyền thống văn hóa ngàn năm tươi đẹp của dân tộc đã ăn sâu vào con người ông. Chính điều đó đã chi phối nhà văn, tạo nên một Nguyễn Tuân lãng mạn, tha thiết yêu cái đẹp, trân trọng những truyền thống quý báu của dân tộc.

Tập truyện đầu tay của Nguyễn Tuân Vang bóng một thời được phủ một vẻ đẹp trang nhã và cổ kính. Thắm đượm trên nhiều trang viết của ông là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

màu sắc văn hóa dân tộc từ cách miêu tả cảnh đẹp của quê hương đến những phong tục tập quán , nếp sống thân thuộc của người dân Việt.

Đoạn văn sau đây trong truyện ngắn Những chiếc ấm đất có thể coi như một bức tranh tuyệt đẹp được xây dựng bằng lối văn miêu tả bậc thầy của Nguyễn Tuân:

„„Bọn xin nước vái chào nhà sư. Trên con đường đất cát khô, nồi nước tròng trành theo bước chân mau của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và thẫm màu. Những hình ngôi sao nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn ngoèo như lối đi của loài bò sát. Vì buổi trưa này là một đêm bóng trăng dãi, và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa non đào vì những giọt sao kia có đủ thi vị của một cuộc đánh dấu con đường về của khách tục trở lại trần‟‟.[58, 84, 85]

Viết Rượu bệnh, Nguyễn Tuân đã dựng lại khung cảnh của một Hà Nội xưa, với những cửa ô, cảnh sinh hoạt, buôn bán nhộn nhịp của con người. Đặc biệt là cảnh những cô gái đi bán rượu, những kẻ hành khất như Bố Ô, nay cửa ô này, mai lại trú tại một cửa ô khác, sống dựa vào lòng thương của của những người khác, nhưng đó là tấm lòng thương mến, chứ không phải sự thương hại tầm thường trong chúng sinh. Nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, họ vẫn là những con người rất đỗi tài hoa, tài tử. Việc liệt kê một loạt những tên cửa ô giúp người ta nhớ lại một Hà Nội xưa đẹp cổ kính.

„„Mỗi buổi sớm, ông già ấy ngồi ở một cửa ô. Ông cụ không bỡ ngỡ với cửa ô nào, ô Chợ Dừa, ô Cầu Giấy, ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng, ô Đống Mác, ô Cầu Rền, mỗi buổi mặt trời gần hửng, cửa ô nào đối với ông già cũng là một quê hương trong chốc lát của mỗi ngày. Ông già đó là một đứa con nuông già nua hom hem của tất cả những cửa ô vào Kinh thành‟‟.[58, 267]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đọc Trên đỉnh non tản, người ta thấy Nguyễn Tuân đã đem tất cả vốn liếng câu chữ của mình, cùng trí tưởng tượng phong phú vào những trang miêu tả khung cảnh huyền bí, kỳ ảo nơi núi Tản và đền thờ nơi đây.

„„Đây là nơi của ánh sáng vĩnh viễn nhờ nhờ như màu ngọc liệu, như chất nước quế trắng chính sơn pha loãng. Những buổi trời tái hẳn lại vì khí núi âm u, thì một vài hòn ngói trên lòng trần đền hình mai luyện lại sáng rực hẳn lên như một nguồn lửa. Ở những hòn ngói phát hào quang ấy, đọc rõ được bốn chữ Tản Viên đài ngõa. Vào những phút này, mấy thân cây gỗ chò vẩy mới tỏ rõ cái đẹp cái quý của một thứ gỗ đặc biệt. Dưới ánh lửa ngói sáng choang, cột gỗ chò nhấp nhoáng lộng lẫy chớp chớp lên như vẩy rồng vàng cốm chạm nổi.

Những đầu kèo vai và câu đầu, đều chạm tứ quý tứ linh. Bức trần gỗ thì chạm bát bửu cổ đồ. Nét chạm tỉ mỉ công phu gấp mấy lần công thợ điêu khắc ở các đền đài khác dưới núi. Họ chia nhau ra mà chạm, người thì tỉa hình thư kiếm, quạt và phất trần, kẻ thì gạt dáng tù và với túi roi hoặc là túi thơ cùng bầu rượu, cái nọ ghép vào với cái kia thành một bộ đôi bằng những sợi cẩm đới nét dẻo như tung bay được‟‟. [58, 180]

Nguyễn Tuân đã mượn câu chuyện thần núi Tản thửa xưa, sau mỗi lần giao chiến với thủy thần đã xuống cõi trần tìm những thợ thuyền thật giỏi lên tu sửa đền thờ cho mình.

„„Bến Gòn im ắng đến nỗi dòng nước chảy xuôi cũng không chịu lên tiếng. Lâu lâu mới có một tiếng tõm, dội cái tiếng vang ngược lên mãi khóm lau già mọc nơi chỗ khuỷu sông bị văn vẹo. Tõm. Tõm. Những trái sung nẫu cành cổ thụ. Dưới cái lờ mờ của đêm thẳm, vài ba trái cây gợn vẽ lên mặt nước đặc sịt như dầu bông ít vòng tròn cùng chung một điểm trung tâm‟‟.[58, 173]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một không khí linh thiêng đến tĩnh lặng đã bao trùm lên tác phẩm. Nhà văn đã sử dụng hai tiếng tõm, tõm rơi vào không gian ấy càng làm cho nó trở nên im ắng hơn bao giờ hết. Chỉ có tiếng trái sung nẫu chín lìa cành rơi xuống nước làm xao động cả khung cảnh huyền ảo đến quái đản ấy. Để rồi sau đó lại trở về trạng thái thông thường im lặng đến lạnh người. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân thực giàu chất tạo hình, đậm chất hội họa.

Mười hai truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời là mười hai bức tranh dân gian độc đáo. Bằng việc sử dụng nhiều từ Hán Việt, Nguyễn Tuân đã phủ lên những bức tranh ấy một không khí cổ kính trang trọng. Nguyễn Tuân không ưa sự dễ dãi trong việc sử dụng từ ngữ nên khi lựa chọn từ Hán Việt ông cũng tự yêu cầu mình phải kĩ lưỡng, khắt khe.

Khoa thi cuối cùng đã làm người đọc nhớ đến những ông đồ già, tóc râu đã ngả màu vì sự đùa nhả của công danh đánh lừa suốt mấy phen, chuyến này cũng cố chen ra hồ vớt lấy một chút phấn hương cuối chầu của triều đình. Trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ có ông Đầu Xứ Em dự còn nhộn nhịp gấp mấy khoa Ất Mão trước. Đoạn văn sau cho thấy cái tài sử dụng từ Hán Việt của Nguyễn Tuân : „„Tinh mơ ngày hai nhăm tháng chín, tại khu trường thi Nam Định, các quan làm lễ tiến trường. Hai chiếc lọng vàng nghiêng phủ xuống lá cờ và tấm biển có chữ phụng chỉ, khâm sai, bốn cây lóng xanh ghé thấp tịt xuống một cái đầu bạc đại khoa. Mùi nghi vệ mới phảng phất ít hôm trước thì sớm nay đã nổi dậy trên khắp khoảng đất mà mọi khi chỉ có gió chạy trên hoa cỏ may hiu hắt từng cơn‟‟[58, 185]. Những từ Hán Việt mà Nguyễn Tuân lựa chọn như : lễ tiến trường, phụng chỉ, khâm sai, đại khoa, nghi vệ được đặt đúng chỗ, đúng lúc nhưng ngay cả đối với văn chương nó cũng không phải là từ thông dụng. Chính những từ Hán Việt lạ tai, khó hiểu đã tạo nên sự cổ kính, uy nghi, sang trọng của riêng Nguyễn Tuân không bị trùng lặp với bất cứ nhà văn nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các sĩ tử lỉnh kỉnh với lều, chõng, nghiên, bút, giấy, mực lên đường đi thi mong tiến thân bằng đường học hành, mang lại công danh vinh hoa phú quý cho cả gia đình, dòng họ. Tưởng như cách lựa chọn bút Tảo Thiên Quân, loại mực Hoàng tam xương- vàng, giấy Lịch Bưởi đã bị lãng quên khi Hán học thất thế trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Tây học, nay được Nguyễn Tuân làm cho sống lại tràn đầy sức sống trong Khoa thi cuối cùng.

„„Cô Phương ở Hàng Giấy, ngày trước là một người đanh đá chua ngoa có tiếng. Có một lần, một cậu học trò vào hàng cô chọn bút. Cô đưa cho bút

Song lan, Thanh Chi, Nhất Chi, rồi Kiều Lan, rồi đến Trúc Lan người thư

sinh mặt trắng rút tháp bút, cho bút vào miệng, ấn tòe đầu bút vào lòng bàn tay xòe, để soi thử lông bút lên ánh sáng có đến mấy mươi lần rồi mà cứ lắc đầu hoài chê xấu. Anh chàng nhất định hỏi cho được cái thứ bút Tảo Thiên Quân rồi mới lấy‟‟.[58, 188]

„„Đi thi không ai dùng mực Kiêu Kỵ. Mực của xã Kiêu Kỵ chế rất tốt,

chỉ hiềm mỗi khi viết xuống giấy, nó cắn xuống giấy chắc quá khó tẩy đi lắm. Cô lấy cho mấy thỏi Hoàng Tam Xƣơng vàng, nếu hết thứ chữ vàng rồi, cô có thứ chữ bạc cũng được. Cái thứ mực hiệu Diệu tự, nhà ta bán có được chạy lắm không hả cô ?‟‟[58, 192]

„„Đúng hôm tết trùng thập cúng cơm mới, các ông lại đây mua mở hàng cho kiện giấy Lịch Bƣởi. Giờ các ông lấy tạm ít chục tờ đỡ trong kỳ đề nhất

vậy‟‟.[58, 194]

Những thú vui ngắm hoa, uống rượu, thả thơ hay đánh thơ là những thú chơi thanh tao nên ngôn ngữ miêu tả nó cũng phải sang trọng và lịch lãm. Bên cạnh việc sử dụng nhiều từ Hán Việt, Nguyễn Tuân còn kết hợp với việc sử dụng từ thuần Việt và chữ Nôm làm cho ngôn ngữ trở nên mềm mại, tuy cổ kính nhưng rất đỗi gần gũi, nên thơ. Mọi thú chơi không còn đơn thuần là giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trí, tiêu khiển lúc an nhàn mà được nâng lên thành nghệ thuật. Điển hình như đoạn văn sau trong Đánh thơ.

„„Mỗi tuần trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh. Cái chiếu bạc thả thơ của họ thường trải ở một phủ nha, huyện nha hay là nơi tư thất của một đốc bộ đường. Bất kể lúc lên voi, lúc xuống chó, lứa đôi này đã để dấu giầy trên mọi chốn và tha lôi đi khắp nơi cái túi thơ và cái túi phách ăn người của họ‟‟.[58, 100]

Những từ Hán Việt : tài tử, phủ nha, huyện nha, tư thất, đốc bộ đường kết hợp khéo léo với những từ dân giã, mộc mạc : cái chiếu bạc, lúc lên voi, lúc xuống chó, cái túi thơ, cái túi phách đã làm cho những từ Hán Việt thoát khỏi khuôn mẫu gò bó. Qua đó thể hiện dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân, cuộc đời của cặp tài tử Phó Sứ- Mộng Liên không chịu bất cứ áp lực nào, họ tự do đi khắp mọi nơi, phiêu bạt với túi thơ, túi phách của mình.

Nguyễn Tuân nhìn về quá khứ theo chiều sâu văn hóa, những thú vui thanh tao, thuần khiết được nâng lên thành nghệ thuật. Đánh thơ cũng chính là một trò cà bạc mà sự được mất không còn quan trọng nữa : „„Người đánh thơ được, người đánh thơ thua liểng xiểng, ai cũng đều nhớ đến họ khi xa vắng. Hình như bấy nhiêu người đều nhận ông Phó sứ là đáng mặt làm nhà cái cho những buổi thả thơ rất nên thơ ; mở xong mỗi tiếng thơ có khi ăn thua gần mấy chục bạc, người ta thường ngâm đi ngâm lại câu thơ thả. Nhà con, nhà cái đều ngâm vang cả nhà, chừng như muốn thi nhau một cái giọng tốt, chứ đồng tiền mất đi hay thu về được gấp ba số đặt, thời có gì là đáng kể. Giữa hai tiếng bạc trên một chiếc chiếu la liệt những mảnh thơ đề, Mông Liên đêm đêm kề đùi tựa má ông Phó Sứ, lại đánh đàn, lại ca Nam bằng, ca Nam ai‟‟. [58, 101]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam là đất nước thuần nông, những làng nghề thủ công có vai trò quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa đặc thù cho một quốc gia phương Đông. Viết Xác ngọc lam, Nguyễn Tuân như đã hoàn chỉnh, đây đủ đường nét cho bức cổ họa vang bóng một thời của mình. Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của mình để tả về nghệ thuật làm giấy, đầy say mê thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng của nhà văn về làng nghề dân gian.

„„Nhà họ Chu vốn không làm giấy moi bao giờ. Chỉ làm toàn giấy lụa và giấy lệnh hội để viết bằng, viết sắc. Và vào khoảng đầu những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu có khoa thi, thì nhà ấy mới làm đến thứ giấy để học trò đóng quyển gọi là giấy thi. Giấy của họ Chu chế ra bao giờ soi lên cũng cũng có hai chữ Chu Hồ, in lối thủy ấn. Hai chữ thương tiêu viết theo lối triện cổ đời Tần nhắc cho người dùng giấy biết rằng đấy là giấy nhà họ Chu làng Hồ Khẩu... Thì ra gồng gánh ăn phường, ăn hàng mãi khắp kẻ chợ thôn quê nên họ đã hiểu biết những đức tính của loại giấy nhà họ Chu. Nó nhẵn mà không cứng mình mà lắm tờ khổ rộng mình dầy thế mà bắc cân đồng lên thì nặng chỉ đến như cái lông hồng‟‟.[58, 248, 249]

Để tả đặc tính ưu việt của giấy họ Chu làng Hồ, Nguyễn Tuân đã đem các giác quan của mình để cảm nhận về thứ giấy tuyệt đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Các tính từ nhẵn, cứng, dầy, nặng được sử dụng trong cùng một câu nhưng lại rất chính xác, không thiếu mà cũng không thừa. Kết hợp với lối so sánh độc đáo. Thông thường, người ta thường nói nhẹ tựa lông hồng thì Nguyễn Tuân lại nói ngược lại nặng chỉ đến như cái lông hồng, cùng là so sánh nhưng cách so sánh độc đáo của Nguyễn Tuân nghe có vẻ không thuận tai nhưng lại gây ấn tượng mạnh cho người đọc về đặc điểm của thứ giấy quý nhà họ Chu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Là nhà văn của cái đẹp, Nguyễn Tuân đã biết kế thừa, phát huy sự tinh tế của ngôn ngữ truyền thống, với sự sáng tạo không mệt mỏi của mình, nhà văn đã làm giàu có thêm ngôn ngữ dân tộc Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám 1945.pdf (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)