Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh.pdf (Trang 31 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với mục đích điều chỉnh bộ thang đo cho phù hợp với thị trường ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong bước nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định lượng, tiến hành khảo sát thử 30 đáp viên bằng bảng câu hỏi. Trong bảng câu hỏi sơ bộ, các thang đo yếu tố liên quan của Goulrou Abdollahi (2008) được đưa vào với đầy đủ các biến tiềm ẩn, chưa có một điều chỉnh nào được thực hiện. Mỗi biến được nêu thành một phát biểu tương ứng để đáp viên thể hiện ý kiến đánh giá của mình. Ý kiến trả lời của đáp viên được lượng hóa theo thang đo Likert 5 mức độ từ (1) hoàn toàn không đồng ý đến (5) hoàn toàn đồng ý với các phát biểu (xem phụ lục 2).

Dữ liệu thu thập được của bước nghiên cứu sơ bộ được đưa vào kiểm định độ tin cậy của thang đo, sử dụng kỹ thuật phân tích Cronbach Alpha và EFA của SPSS để xác định những gì chưa phù hợp cần phải điều chỉnh (xem phụ lục 4.1).

Kết quả cho thấy các thang đo: Sự thỏa mãn (STM), Quyết định lựa chọn (SLC), và Thói quen (TQN) đều đạt tiêu chuẩn là thang đo sử dụng được (hệ số α

lớn hơn 0.6); riêng thang đo Lòng trung thành có hai biến quan sát cần phải bị loại khỏi thang đo do có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3. Đó là:

LTT1: “Anh/Chị dự định sẽ là khách hàng trung thành của NH này”

LTT3: “Anh/Chị cho rằng mình sẽ không dễ dàng thay đổi sự tin tưởng đối với NH này”.

Tiếp theo, dữ liệu được kiểm định bằng phân tích EFA để xem xét khả năng hội tụ của thang đo. Kết quả cho thấy các thang đo đều được rút trích nguyên vẹn, không có hiện tượng thang đo bị tách / gộp biến quan sát của thang đo này vào thang đo khác, không có biến quan sát nào bị loại bỏ thêm tại bước này. Tuy nhiên, thang đo Thói quen có hiện tượng làm thành hai nhân tố. Ta sẽ lưu ý sự tồn tại của hiện tượng này khi khảo sát chính thức với mẫu lớn hơn (xem phụ lục 4.2).

Do nghi ngờ khả năng do việc dịch thuật câu chữ chưa thoát ý khiến khách hàng không hiểu đúng ý của mục hỏi để trả lời, hoặc nội dung mục hỏi có thể quá xa lạ đối với người trả lời do thang đo được xây dựng cho thị trường nước ngoài, nên tác giả đã tiến hành thảo luận tay đôi với 8 khách hàng trong số 30 đáp viên tham gia khảo sát, thông qua công cụ hỗ trợ yahoo messenger, để khẳng định hoặc loại trừ khả năng này. Kết quả cho thấy tất cả các mục hỏi trong bản câu hỏi đều được hiểu đúng và trả lời trung thực, không có trục trặc với bản câu hỏi.

Với kết quả này, tác giả cho rằng có thể do yếu tố văn hóa, đáp viên người Việt nam thường không trả lời thẳng vào vấn đề đối với những câu hỏi cần bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng như vậy; cho nên hai mục hỏi trên sẽ là không phù hợp khi khảo sát tại thị trường ngân hàng TP.HCM. Do đó, tác giả quyết định loại bỏ chúng ra khỏi bản câu hỏi trong nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh.pdf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)