Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 95 - 103)

- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 220 10000 Trang trại SXKD tổng hợp30 30 5 100 16,7 40,

2.4.2.2Nhận xét và đánh giá chung

3. GTSX từ cỏc hoạt động phi NLTS BQ 1 TT 11246 3333 17632 3094

2.4.2.2Nhận xét và đánh giá chung

Từ khảo sát thực tế và phân tích thực trạng phát triển của 89 trang trại ở huyện Đồng Hỷ có thể rút ra một số kết luận sau đây:

a. Kết quả đã đạt đ-ợc

Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã thực sự phát triển. Mặc dù đang trong quá trình phát triển nh-ng kinh tế trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa ngày càng lớn. Một mặt tạo ra l-ợng hàng hóa lớn về nông, lâm, thủy sản hàng hóa mà quy mô của nó v-ợt trội nhiều lần so với kinh tế hộ nông dân, mặt khác là mô hình lấy sản xuất hàng hóa làm mục tiêu chính. Số liệu điều tra ở 89 trang trại cho thấy, quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân một trang trại năm 2006 đạt 87,785 triệu đồng, với tỷ suất hàng hóa đạt trên 79%. Ngay ở cả một số trang trại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, quy mô vốn đầu t- còn nhỏ nh- ở trang trại cây ăn quả, trang trại lâm nghiệp cũng đạt mức bình quân 27-29 triệu đồng giá trị sản phẩm hàng hóa, với tỷ suất sản phầm hàng hóa đạt 66 - 69%.

Các trang trại đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động ở nông thôn. Số liệu điều tra ở 89 trang trại cho thấy, ngoài số lao động của bản thân các trang trại, hàng năm đã thêm việc làm cho nhiều lao động bao gồm cả làm thuê th-ờng xuyên và làm thuê theo thời vụ.

Một số trang trại đã lựa chọn h-ớng kinh doanh chính phù hợp với các vùng chuyên canh theo quy hoạch của tỉnh và huyện, góp phần định hình các vùng sản xuất chuyên môn hóa gắn với các trung tâm chế biến nông, lâm sản nh- ở các trang trại trồng cây lâu năm (chè) ở Khe mo, Văn hán, Minh Lâp, Sông cầu; trồng cây ăn quả ở Hóa trung, trang trại lâm nghiệp ở Hợp tiến, Văn Lăng, trang trại chăn nuôi ở thị trấn Chùa hang, Hóa th-ợng… Các trang trại qua điều tra đã thể hiện rõ nét của các loại hình chuyên môn hóa theo từng loại cây trồng, vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa này trong các trang trại có h-ớng kinh doanh chính chiếm rất cao.

b. Hạn chế

Số trang trại đạt giá trị sản l-ợng hàng hóa và thu nhập từ 100 triệu đồng/ năm còn ít. Quy mô và số l-ợng trang trại ở huyện Đồng Hỷ so với 5 năm tr-ớc bị thu hẹp, tính bền vững trong phát triển trang trại là thấp, nhất là mô hình trang trại chăn nuôi. Thực tế trong những năm qua cho thấy, chủ trang trại nào biết cách quản lý sản xuất, biết phân tích kinh doanh, phân tích thị tr-ờng và tiếp cận đ-ợc với công nghệ sản xuất thì tồn tại đ-ợc và làm ăn có hiệu quả. Còn những trang trại nào không biết quản lý sản xuất, không có kinh nghiệm phân tích thị tr-ờng thì không tồn tại đ-ợc. Phần lớn các trang trại ch-a đủ điều kiện để đ-a công nghiệp hóa vào. Trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật và thị tr-ờng của các trang trại còn thấp. Hầu hết các chủ trang trại đều thiếu kiến thức về quản lý kinh doanh, am hiểu về chuyên môn kỹ thuật trong ngành nghề mình kinh doanh của mình còn thấp. Lao động làm thuê trong các trang trại đều lao động phổ thông, làm những công việc giản đơn, không có kỹ thuật. Từ đây, đặt ra yêu cầu cần phải đào tạo nguồn nhân lực cho các trang trại. Tuy nhiên, cách tiếp cận đào tạo nguồn nhân lực hiện nay ở huyện Đồng Hỷ chưa đúng. Phương pháp đào tạo “từ trên xuống” không mang lại hiệu quả. Hơn nữa, thời gian đào tạo lại quá ngắn (mỗi khóa tập huấn chỉ có 1-2 ngày). Vì thế, cần phải thay đổi cách tiếp cận trong đào tạo nguồn nhân lực cho các trang trại. Đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của trang trại, đào tạo nguồn nhân lực phải đào tạo cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu đặt ra tr-ớc mắt là cần phải đào tạo nghề cho chủ trang trại và cả lao động làm thuê trong trang trại. Đào tạo nghề cho chủ trang trại để họ am hiểu về chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực mà chủ trang trại đầu t-. Đối với lao động làm thuê, cần phải xác định đào tạo nghề cho họ để họ sinh sống bằng nghề đó. Đào tạo nghề cho lao động làm thuê giúp họ nắm đ-ợc chuyên môn kỹ thuật mà họ sử dụng, chẳng hạn nh- đào tạo kỹ thuật hái chè, kỹ thuật phun thuốc, kỹ thuật chăn nuôi ... Các chủ trang trại thiếu kiến thức về quản lý kinh tế,

thiếu kiến thức về thị tr-ờng, do đó họ không biết phân tích thị tr-ờng, không xây dựng đ-ợc chiến l-ợc phát triển trang trại trong ngắn hạn, dài hạn. Điều này ảnh h-ởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

Việc liên doanh, liên kết giữa các trang trại ch-a rõ, việc liên kết giữa các trang trại với các thành phần kinh tế khác còn chậm. Ch-a có sự liên kết thực sự giữa các nhà khoa học với các trang trại.

Chủ trang trại với cơ cấu xuất thân đa dạng, trong đó các chủ trang trại có nguồn gốc từ hộ nông dân làm ăn giỏi là lực l-ợng chủ yếu để xây dựng và phát triển mô hình trang trại. Với tỷ lệ 86,5% số chủ trang trại là nông dân, điều đó có thể khẳng định để phát triển các mô hình trang trại tr-ớc hết và chủ yếu dựa vào những hộ nông dân làm ăn giỏi và các trang trại gia đình là hình thức tổ chức chiếm tuyệt đại bộ phận trong các mô hình trang trại ở n-ớc ta. Tuy nhiên, tâm lý sản xuất nhỏ vẫn ảnh h-ởng đến sản xuất hàng hóa của các trang trại. Nhiều khi do lo ngại phải nộp thuế thu nhập, nhiều chủ trang trại không muốn mở rộng sản xuất, không muốn khai báo kết quả đạt đ-ợc, không hạch toán thu chi cụ thể. Nh- vậy, nhà n-ớc cũng cần có chính sách thuế thu nhập -u đãi cho các trang trại đầu t- vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Để khởi sự phát triển trang trại, các chủ trang trại cần phải có sự tích lũy vốn ban đầu nhất định, trong đó chủ yếu bằng vốn tự có. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi, việc lựa chọn h-ớng sản xuất kinh doanh của các trang trại mà l-ợng vốn của từng chủ trang trại có sự khác nhau. Các trang trại ở huyện Đồng Hỷ l-ợng vốn tích lũy ban đầu nhỏ, chủ yếu đi lên từ đất, thực hiện ph-ơng châm lấy ngắn nuôi dài, chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp, tăng c-ờng sự tích góp thành quả lao động để phát triển trang trại. Quy mô các trang trại này còn nhỏ.

Xu h-ớng tích tụ ruộng đất để tiến tới quy mô lớn của các trang trại là không phát triển. Huyện Đồng Hỷ đã tiến hành thử nghiệm dồn điền, đổi thửa

giữa các hộ ở xã Cao Ngạn nh-ng không thành công. Nguyên nhân là do huyện thực hiện dồn điển theo ý chủ quan, theo kiểu “từ trên xuống”. Tỉnh và huyện đã đầu t- hàng trăm triệu cho xã để tiến hành chuyển nh-ợng đất đai giữa những hộ có khả năng xây dựng trang trại với những hộ có đất nh-ng không có nhu cầu, không có khả năng làm kinh tế trang trại nh-ng 3 năm nay vẫn ch-a thự hiện xong, chỉ thực hiện đ-ợc 10% trong tổng quỹ đất ở Cao Ngạn. Việc chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ là rất khó thực hiện.

c. Khó khăn của các trang trại trong quá trình phát triển

Về khó khăn: năm 2005, 2006 giá bán sản phẩm nông, lâm nghiệp của

huyện không ổn định. Đặc biệt là giá bán vải, nhãn, chè lại quá thấp nên mặc dù quy mô các trang trại của huyện còn nhỏ nh-ng các chủ trang trại đã lo ngại khi mở rộng sản xuất kinh doanh. Để phát triển các mô hình trang trại tr-ớc hết ng-ời chủ trang trại phải dựa vào vốn tự có là chủ yếu, do vậy mà nhiều ng-ời có kiến thức và ý chí làm giàu nh-ng ch-a đủ điều kiện để phát triển kinh tế trang trại. Nghiên cứu về xu h-ớng phát triển sản xuất kinh doanh cho thấy 49,4% chủ trang trại đã trả lời tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Mở rộng sản xuất nông nghiệp có 32 trang trại chiếm 36%, sản xuất lâm nghiệp có 11 trang trại chiếm 12,4%. Các chủ trang trại đều có dự định đầu t- thêm vốn, trong đó khả năng vốn tự có định đầu t- mới chỉ chiếm 36%. Nhà n-ớc cần có chính sách hỗ trợ vốn thông qua các ch-ơng trình, dự án với lãi xuất -u đãi để giúp các trang trại phát triển. Đồng thời, cần có chính sách tín dụng phát triển kinh tế trang trại phù hợp với từng loại hình trang trại, từng thời kỳ nhất định.

Sản phẩm hàng hóa của trang trại có quy mô t-ơng đối lớn, song vấn đề chế biến và thị tr-ờng tiêu thụ sản phẩm còn mang tính cục bộ. Vài ba năm tới, hầu hết các trang trại đ-a diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, rừng nguyên liệu vào kinh doanh sản xuất thì vấn đề chế biến nông, lâm sản và tiêu thụ sản phẩm sẽ đặt ra hết sức găy gắt, nếu không chú ý giải quyết từ

bây giờ thì chắc chắn sẽ gây ra tổn thất lớn cho các trang trại. Về tiêu thụ sản phẩm hầu hết các trang trại đều tiêu thụ sản phẩm thông qua lái th-ơng chiếm tới 85%, chỉ có 5% các chủ trang trại trả lời đã bán trực tiếp sản phẩm cho ng-ời tiêu dùng và mang ra chợ bán. Khi đ-ợc hỏi về khó khăn của trang trại thì có 46 trang trại (51,6%) thấy khó tiêu thụ sản phẩm. Có tới 76% trang trại thấy thất vọng về đầu ra cho sản phẩm nhất là sản phẩm hoa quả nh- vải, nhãn bởi giá sản phẩm có lúc không đủ vốn mà trang trại đã bỏ ra để sản xuất.

Trình độ của các chủ trang trại về chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp, tỷ lệ các chủ trang trại đ-ợc đào tạo có bằng sơ cấp trở lên mới chỉ có 14 ng-ời, đạt 15,7%. Vấn đề đào tạo những kiến thức cần thiết về kỹ thuật và quản lý cho chủ trang trại đã và đang đặt ra một cách bức bách. Nhà n-ớc cần nghiên cứu chính sách đào tạo bồi d-ỡng phù hợp đối với các chủ trang trại, trong t-ơng lai họ sẽ là một lực l-ợng chủ yếu của nông nghiệp n-ớc ta.

Những khó khăn chủ yếu của các chủ trang trại: Khó khăn về khoa học

kỹ thuật: có tới 59,6% số các trang trại cần đ-ợc trang bị về kỹ thuật, quản lý.

Mặc dù huyện đã mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật cho hầu hếtcác chủ trang trại nh-ng không hiệu quả vì thời gian tập huấn quá ngắn. Phần lớn các chủ trang trại thiếu kiến thức về quản lý kinh tế. Khó khăn về vốn: Trang trại thiếu vốn chiếm 64%, các trang trại đều muốn mở rộng quy mô sản xuất tuy nhiên lại không đủ vốn. Có 49,4% số trang trại muốn vay vốn để đầu t- vào sản xuất với lãi suất thấp từ 4,55 đến 5,5%/năm. Khó khăn về giống, cây con: với

những giống hiện có cho năng suất không cao nên có 56% số các trang trại cho rằng cần phải thay những giống hiện có nh- lợn, gà, bò, giống cây ăn quả,... Khó khăn về cơ sở hạ tầng: tuy đã đ-ợc quan tâm nhiều nh-ng vẫn

ch-a đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Nhiều trang trại đ-ờng ôtô vẫn ch-a đến đ-ợc hoặc đ-ờng lầy lội, khó đi, đ-ờng bị phá hỏng do xe ôtô, xe công nông, xe trâu. Hiện có nhiều trang trại thấy khó khăn trong việc vận chuyển, sử dụng máy móc vào sản xuất do cơ sở hạ tầng không

thuận tiện. Đây cũng là nguyên nhân khiến các trang trại không có điều kiện đem sản phẩm đi tiêu thụ trực tiếp mà phải thông qua lái th-ơng. Hơn nữa, nó khiến cho chi phí lên cao, kìm hãm việc tiếp cận thị tr-ờng, những sản phẩm t-ơi sống khó tiêu thụ đ-ợc. Tỷ lệ trang trại khó tiêu thụ sản phẩm chiếm 51,6%. Vấn đề đặt ra là nhà n-ớc cần hỗ trợ các trang trại về xâydựng các yếu tố cần thiết của hệ thống kết cấu hạ tầng, từng b-ớc đ-a tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến của trang trại. Khó khăn về lao động: Tỷ lệ

trang trại thiếu lao động chiếm 20%. Chất l-ợng lao động còn thấp, chủ yếu thích hợp với những công việc chân tay, lao động ch-a có trình độ kỹ thuật, trình độ văn hóa lại thấp. Khó khăn về thông tin liên lạc: do cơ sở hạ tầng kém phát triển nên các chủ trang khó nắm bắt đ-ợc thông tin thị tr-ờng nhất là thông tin tại địa ph-ơng, ngay cả những thông tin của cán bộ khuyến nông. Khó khăn về dịch bệnh: dịch bệnh ảnh h-ởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của trang trại. Nhất là ảnh h-ởng của dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng... Do vậy, nhiều trang trại ch-a dám bỏ vốn đầu t- do ch-a nắm bắt đ-ợc kỹ thuật nhất là kỹ thuật chăn nuôi. 54% trang trại lo sợ về dịch bệnh. Khó khăn về đất: chỉ có 10,1% trang trại ch-a đ-ợc cấp giấy chứng

nhận quyền sử đụng đất.

Khó khăn cụ thể đối với từng loại hình trang trại:

Đối với trang trại chăn nuôi: Để đầu t- cho một trang trại chăn nuôi

cần một l-ợng vốn rất lớn. Với một trang trại lợn nái khoảng 100 con cần đầu t- khoảng 3 tỷ, trang trại chăn nuôi gà thịt cần ít nhất 300 triệu đầu t- riêng cho chuồng trại. Dù cho giá cả nông sản không ổn định thì sản phẩm của trang trại chăn nuôi làm ra lúc nào cũng tiêu thụ đ-ợc. Vì sản phẩm của trang trại là sản phẩm sạch, sản phẩm của các trang trại đi vào thành phố lớn, vào các siêu thị, xuất khẩu, ngay cả các lò mổ t- nhân cũng muốn mua sản phẩm của các trang trại vì tính ổn định trong cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên, để mở rộng đầu t- sản xuất, tăng khối l-ợng sản phẩm thu hoạch thì các trang trại chăn nuôi

có nhu cầu vốn rất lớn, thiếu vốn để sản xuất. Nh-ng việc vay vốn ngân hàng của các trang trại chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các trang trại không đủ tài sản thế chấp. Tài sản lớn nhất của trang trại chăn nuôi là đàn lợn nái, đây là tài sản cố định dùng để thế chấp nh-ng tính ổn định của tài sản này không cao, vì trong chu kỳ chu chuyển đàn lợn có liên quan đến tỷ lệ chết, tỷ lệ đào thải nhất định. Do đó, ngân hàng không chấp nhận cho thế chấp. Các trang trại chăn nuôi th-ờng nằm xa vùng trung tâm, ít dân, do đó giá trị đất đai của trang trại không cao. Ngoài ra, chuồng trại và thiết bị của các trang trại là chuồng lồng, quạt thông gió, giá trị thanh lý của các tài sản này không cao. Vì thế, ngân hàng cũng không chấp nhận cho trang trại thế chấp để vay vốn. Một khó khăn nữa khi các trang trại chăn nuôi muốn mở rộng sản xuất là gặp phải phản ứng của dân c- sinh sống quanh đó. Dân cấm vận, chặn đ-ờng không cho thức ăn vào, không cho mang sản phẩm đi tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 95 - 103)