Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 47 - 55)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC

4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường

Tính đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên 20 quốc gia ở các châu lục. Trong đó, thị trường Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá là thị trường truyền thống, có quan hệ giao dịch ổn định với công ty trong các năm qua. Bên cạnh đó, công ty còn không ngừng mở rộng sang các thị trường tiềm năng như các quốc gia Trung Đông, Châu Mỹ.

Bảng 12: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRÀ BẮC TỪ 2008 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2011

Đơn vị tính: nghìn USD

(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)

Thị trường 2008 2009 2010 đầu 20106 tháng đầu 20116 tháng

Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 6th2010/ 6th2011 +/- % +/- % +/- % Trung Quốc 3.511,703 3.904,660 3.050,477 1.225,850 696,123 392,957 11,2 (854,183) (21,88) (529,727) (43,21) Nhật Bản 1.923,865 1.469,714 2.269,984 1.090,422 1.137,920 (454,151) (23,61) 800,27 54,45 47,498 4,36 Châu Âu 2.325,304 1.918,462 3.041,139 1.320,569 1.812,351 (406,842) (17,5) 1.122,68 58,52 491,782 37,24 Đài Loan 209,509 193,390 122,160 81,440 180,744 (16,119) (7,69) (71,23) (36,83) 99,304 122 Khác 417,366 749,656 995,142 320,571 1.253,102 332,29 79,61 245,486 32,75 932,531 290,9 Tổng 8.387,747 8.235,882 9.478,902 4.265,500 5.080,240 (151,865) (1,81) 1.243,02 15,09 814,740 19,1

Thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là một nước nhập khẩu xơ dừa hàng đầu thế giới với sản lượng mỗi năm trên 272.000 tấn đa số dùng để sản xuất thảm trãi sàn, chiếu thảm, nệm trong ôtô. Đối với công ty, năm 2008 Trung Quốc trở thành thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với giá trị là 41,87%, bao gồm mặt hàng than hoạt tính và xơ dừa với giá trị kim ngạch lần lượt là 450,148 nghìn USD và 3.061,555 nghìn USD. Sang năm 2009 thị trường này có giá trị tăng khá cao khoảng 11,2% so với năm 2008, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 3.904,660 nghìn USD. Với kết quả trên thị trường này vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của mình trong tổng kim ngạch với tỷ trọng đạt 47,41%. Tuy nhiên kể từ năm 2010, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, cụ thể là đã giảm 32,18% so với năm trước, đạt kim ngạch 3.050,477 nghìn USD.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2011, tình hình xuất khẩu sang thị trường này cũng không khả quan hơn mà ngược lại còn tiếp tục sụt giảm, cụ thể chỉ đạt 696,123 nghìn USD, giảm 43,21% so với 6 tháng đầu năm trước. Như vậy tính đến thời điểm này Trung Quốc không còn ở vị trí cao nhất trong tổng kim ngạch vì tỷ trọng đóng góp của thị trường này chỉ còn 13,70%. Nguyên nhân chính là từ cuối năm 2009, công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước như Thái Lan, SriLanka về sản phẩm xơ dừa trong khi đó đây lại là sản phẩm thế mạnh của công ty tại thị trường này. Thêm vào đó, hiện nay Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa từ nước ta một cách đột ngột đã làm cho sản lượng và kim ngạch nhập khẩu vào thị trường này không còn cao như trước. Từ đây nhà nhập khẩu Trung Quốc có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp mặt hàng xơ dừa nên công ty cần quan tâm hơn nữa để có thể duy trì doanh số bán tại thị trường truyền thống này.

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là khách hàng truyền thống, có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty trong thời gian qua. Do đó, đây chính là một thị trường quan trọng mà công ty luôn đặc biệt hướng đến. Nhật Bản còn là một thị trường khó tính với những yêu cầu cao về chất lượng và cả quy cách của sản phẩm. Nhiều năm qua công ty đã ký nhiều hợp đồng có giá trị lớn với các hãng nổi tiếng như Mitsubishi, Ajinomoto về xuất khẩu than hoạt tính, là sản phẩm duy nhất của công ty bán qua thị trường này.

Cụ thể là năm 2008, giá trị xuất khẩu đạt 1.923,865 nghìn USD, tương đương với 1.541,18 tấn than hoạt tính, đưa Nhật Bản xếp vị trí thứ ba trong tổng kim ngạch của công ty với tỷ trọng 22,94%. Tuy nhiên, sang năm 2009 do khối lượng than sản xuất ra bị giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu than hoạt sang thị trường này giảm mạnh, chỉ còn 1.469,714 nghìn USD, so với năm 2008 là giảm 23,61%.

Trong lúc đó, bước sang năm 2010, nền kinh tế Nhật đã bắt đầu phục hồi, nhu cầu của các khách hàng công nghiệp ở Nhật về mặt hàng than hoạt tính đang tăng lên do gia tăng các hoạt động sản xuất cần nguồn hàng này như sản xuất mặt nạ khí trong quân sự, thanh lọc khí, chất lỏng và tinh luyện vàng, công cụ hấp thụ halogen trong các thiết bị làm lạnh, bảo quản trái cây và rau củ,… Do đó, sau khi khôi phục và nâng cấp lò hoạt hoá, năm 2010 khối lượng than hoạt tính xuất sang thị trường này đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2.269,984 nghìn USD, tăng 800,27 nghìn USD so với năm 2009, về số tương đối là 54,45%, với giá trị này đã đưa Nhật Bản trở lại vị trí thứ ba trong cơ cấu của tổng kim ngạch, chiếm tỷ trọng 23,95%, đây cũng là lần kim ngạch đạt giá trị cao nhất 3 năm qua.

Sang năm 2011, dù Nhật Bản vừa trải nhiều biến cố trong nền kinh tế nhưng thị trường này vẫn tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn với công ty khi mà chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1.137,920 nghìn USD, con số này ở cùng thời điểm năm trước chỉ có 1.090,422 nghìn USD. Nguyên nhân là sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân, Nhật Bản phải tăng cường nhập khẩu than hoạt tính để hấp thụ chất phóng xạ trong các nhà máy và lọc nước nhiễm phóng xạ trong các xí nghiệp sản xuất. Do đó, với công việc khắc phục hậu quả sau thảm họa trên thì nhu cầu về than hoạt tính trong thời gian tới của nước này là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay công ty cần quan tâm đến những đối thủ khác đang đe doạ đến sản lượng xuất khẩu của công ty tại thị trường này, cụ thể là Indonesia, SriLanka. Đây là những quốc gia cung cấp than hoạt tính hàng đầu cho Nhật Bản với khối lượng rất lớn. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 17.600 tấn than hoạt tính từ Indonesia. Vì vậy, trong thời gian tới công cần nhanh chóng đưa ra chiến lược nhằm duy trì và phát triển bền vững thị trường này.

EU là một thị trường lớn đầy tiềm năng của ngành dừa nói chung và của công ty cổ phần Trà Bắc nói riêng. Đối với công ty đây là thị trường được đánh giá là thị trường ổn định nhất, luôn có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2.325,304 nghìn USD, đứng vị trí thứ hai với tỷ trọng là 27,72% trong tổng kim ngạch. Châu Âu chủ yếu nhập khẩu than hoạt tính và cơm dừa sấy khô với khối lượng nhập ít biến động qua các năm. Cụ thể là trong năm 2008, công ty bán sang thị trường này 877,4 tấn than hoạt tính với giá trị 1.034,209 nghìn USD và 1.046,135 tấn cơm dừa đạt giá trị 1.291,095 nghìn USD. Đến năm 2009, tình hình xuất khẩu sang thị trường đã có sự biến động nhẹ, kim ngạch giảm 17,5% so với năm trước, đạt mức 1.918,462 nghìn USD do nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nguyên liệu để sản xuất bị thu hẹp sau cuộc khủng hoảng và một phần còn do công ty không sản xuất đủ lượng hàng hoá cung ứng sang thị trường này.

Tuy nhiên sang năm 2010, hoạt động xuất khẩu đã bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại với giá trị kim ngạch đạt 3.041,139 nghìn USD, tăng 58,52% so với năm trước, giúp giữ vững vị trí thứ hai với tỷ trọng 32,08%. Sở dĩ đạt được kết quả này là do sau khi hoạt động sản xuất than phục hồi, công ty đã gia tăng xuất khẩu sang thị trường này đặc biệt sang các nước như Hà Lan, Nga, Pháp. Thêm vào đó, do thị hiếu tiêu dùng ở các nước phát triển này thay đổi, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, thay thế chất béo từ động vật mà cơm dừa sấy khô chính là loại thực phẩm thay thế thích hợp nhất với vị béo và ngọt tự nhiên. Đặc biệt, kể từ khi công ty áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO 22000: 2005 trong sản xuất cơm dừa sấy khô nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã củng cố mạnh mẽ lòng tin của khách hàng ở thị trường khó tính này.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục được công ty giữ vững, đạt 1.812,351 nghìn USD, tăng 37,24% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh các yếu tố đã phân tích ở trên, một nguyên nhân khác giúp kim ngạch 6 tháng đầu năm 2011 tăng mạnh là do giá cả than hoạt tính và cơm dừa sấy khô bán sang thị trường này đã được điều chỉnh tăng lên đáng kể so với thời điểm năm trước. Cũng như hai thị trường trên, công ty cần chú ý đến các đối thủ mạnh như Philippines, Indonesia. Đây là hai quốc gia có thế mạnh hơn chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa sang thị trường Châu

Âu như than hoạt tính, cơm dừa sấy khô, dầu dừa với khối lượng xuất khẩu hàng năm trên 25.000 tấn. Rõ ràng đây vẫn là một thị trường hứa hẹn mang nhiều lợi nhuận cho nên việc công ty tăng cường khai thác thêm các thị trường khác trong khu vực này là điều cần phải nhanh chóng tiến hành.

Thị trường Đài Loan

Dù thị trường này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu nhưng đây được đánh giá là một thị trường tương đối bền vững, có quan hệ giao dịch thường xuyên với công ty. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan đạt 209,509 nghìn USD, đứng vị trí cuối cùng trong tổng kim ngạch. Từ những năm sau đó kim ngạch có phần sụt giảm, năm 2009 giảm 7,69% so với năm trước, giá trị xuất khẩu đạt 193,390 nghìn USD. Đến năm 2010, tình hình xuất khẩu vẫn chưa khởi sắc, chỉ ở mức 122,160 nghìn USD, đã giảm đi so với năm trước là 36,83%. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về mặt hàng xơ dừa của thị trường này giảm mạnh là do hiện nay công ty bị các đối thủ khác cạnh tranh về giá nên công ty đã bị mất đi một vài khách hàng ở thị trường này.

Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu từ thị trường này phục hồi và phát triển mạnh trở lại, tăng kỷ lục là 122% đưa giá trị kim ngạch đạt 180,744 nghìn USD. Sở dĩ tình hình khởi sắc trở lại là do công ty đã linh hoạt hơn trong giao dịch giá cả để giữ chân các khách hàng thân thiết ở thị trường này. Thêm vào đó, do giá cả chung trên thế giới hiện nay gia tăng nên cũng đã góp phần làm tăng kim ngạch. Mặc dù Đài Loan chỉ là một thị trường mang lại kim ngạch khiêm tốn nhưng đây lại là quốc gia nhập khẩu ổn định mặt hàng xơ dừa của công ty trong nhiều năm qua, dù đôi lúc cũng biến động theo chiều giảm. Công ty cũng cần có những chính sách để gia tăng giá trị xuất khẩu trên thị trường này, từ đó góp phần tích cực trong việc cải thiện kim ngạch xuất khẩu chung của công ty.

Thị trường khác

Ngoài những thị trường chính đã nêu trên, công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường khác nhưng không thường xuyên hoặc giá trị giao dịch tương đối thấp

Hoa Kỳ: thị trường này bắt đầu nhập khẩu than hoạt tính của nước ta vào năm 2008 với giá trị 84,116 nghìn USD. Trong cả năm 2009, công ty không nhận được một đơn đặt hàng nào từ phía Hoa Kỳ nữa. Mãi đến gần cuối năm 2010,

công ty mới có thêm một hợp đồng xuất khẩu với giá trị 27,884 nghìn USD. Gần đây, phía khách hàng ở thị trường này đã mua của công ty thêm 62 tấn than hoạt tính với giá trị là 106,043 nghìn USD. Như vậy, hiện nay thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa trở thành thị trường xuất khẩu chính của công ty do khối lượng hàng hoá giao dịch còn rất ít và không liên tục. Nguyên nhân là công ty chỉ là một nhà cung cấp dự phòng khi nhà cung cấp chính của Hoa Kỳ không đáp đủ nhu cầu cho thị trường này. Tuy nhiên Hoa Kỳ lại là thị trường nhập khẩu lớn về mặt hàng than hoạt tính trên thế giới với mức giá khá cao, dao động từ 1.590- 1.764 USD/tấn. Do đó công ty cần có kế hoạch kịp thời để phát triển Hoa Kỳ trở thành thị trường chính thức.

Jordan: đây là một trường nằm ở khu vực Trung Đông, bắt đầu nhập khẩu cơm dừa của công ty từ năm 2009 với kim ngạch 83,500 nghìn USD tương ứng với 100 tấn cơm dừa. Sang năm 2010, thị trường này tiếp tục ký hợp đồng với công ty với tổng khối lượng 325 tấn cơm dừa, đạt kim ngạch 319,500 nghìn USD, tăng 282,6% so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, quốc gia này có nhiều đơn đặt hàng cơm dừa sấy khô với tổng giá trị 164,320 nghìn USD. Thị trường Jordan nói riêng cũng như toàn thị trường Trung Đông trong tương lai sẽ còn có nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn nữa. Nguyên nhân là vào tháng 9 hàng năm các quốc gia Hồi giáo này tổ chức lễ hội Ramada trong đó cơm dừa sấy khô được xem là thực phẩm truyền thống, hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho lễ hội. Do đó, nắm bắt được nhu cầu trên công ty cũng nên có chiến lược để duy trì và phát triển thị trường này.

Ngoài ra, công ty còn có một vài khách hàng đến từ Ấn Độ, Brasil, Paragoay, Singapore nhưng mức độ giao dịch là không đáng kể, chỉ một hoặc vài lần trong năm.

Đánh giá: Qua phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường trong các năm qua có nhiều biến động theo xu hướng chung của thế giới và một phần cũng do nguyên nhân chủ quan từ phía công ty. Trong đó, mỗi thị trường xuất khẩu công ty đều có một mặt hàng chủ lực đem lại phần lớn kim ngạch xuất khẩu chung của công ty. Vì vậy, để duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩu, công ty cần có những chiến lược thích hợp cho mỗi thị trường để có thể vừa giữ vững và phát

triển các thị trường hiện tại vừa mở rộng và khai thác các thị trường tiềm năng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w