Môi trường nước ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 55 - 61)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC

4.3.1.1 Môi trường nước ngoà

Môi trường chính trị- pháp luật (P- Political)

Công ty cổ phần Trà Bắc xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu là sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, một số nước ở châu Âu và đang có nhiều tiềm năng để phát triển lâu dài với các đối tác ở Trung Đông, Hoa Kỳ. Hiện nay, các nước nằm ở khu vực Đông Á có tình hình chính trị tương đối ổn định, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu của công ty sang các nước này. Trong khi đó, sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, châu Âu và Hoa Kỳ không còn giữ được tình trạng ổn định của chính trị. Đặc biệt đối với châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra hồi cuối năm 2009 đến nay đã đe doạ đến sự tồn vong của cả EU. Chính phủ các nước như Pháp, Hà Lan, Anh,… đã đề ra nhiều chính sách kinh tế khắc khổ nhằm cứu giản tình thế trên nhưng đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân. Hàng nghìn người đã xuống phố biểu tình, kêu gọi công đoàn tổng bãi công thậm chí còn xảy ra xô xát gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị tại khu vực trên. Trong khi đó, các khách hàng châu Âu lại là đối tác lớn của công ty, cho nên sự kiện này cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.

Chính sách thuế quan: đây là một yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận

cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường các nước nhập khẩu. Từ khi gia nhập WTO đến nay, nước ta đã được hưởng sự đối xử bình đẳng trong thương mại quốc tế. Các rào cản thuế quan đã từng bước được bãi bỏ, nhờ đó mà chúng ta có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước thành viên. Ngoài ra, việc ký các hiệp định song phương với các nước cũng đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước điển hình hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) ký vào ngày 25/12/2008. Khi hiệp định này có hiệu lực, hàng hoá xuất nhập khẩu vào hai nước sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn và dần dần xoá bỏ thuế quan. Cụ thể là ít nhất 86% hàng nông lâm thuỷ sản và

97% hàng công nghiệp của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi với mức thuế suất bình quân sẽ giảm dần xuống đến 2,8% vào năm 2018.

Các đạo luật có liên quan như: luật đầu tư, luật chống độc quyền, chống bán

phá giá,… trong các nước nhập khẩu hàng hoá của công ty thì Hoa Kỳ và châu Âu là hai khu vực có đạo luật quy định khắc khe nhất trong vấn đề nhập khẩu hàng hóa, nhất là vấn đề bán phá giá. Cho nên sản phẩm của công ty khi bán sang các thị trường này đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định. Đây cũng là điều khó khăn nhất mà công ty gặp phải trong thời gian qua.

Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn gần đây (E- Economic)

Sau khi trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, sang năm 2010 nền kinh tế thế giới bắt đầu giai đoạn phục hồi nhưng rất chậm chạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái khủng hoảng tài chính- tiền tệ. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ (IMF) thì thời kỳ khó nhăn nhất của kinh tế thế giới đã qua đi, thị trường vốn của các quốc gia dần dần ổn định trở lại, công nghiệp chế tạo đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng, lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu cũng đã tăng rõ nét. Cụ thể là cả năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 4,2%, trong đó các nước phát triển là 2,3% còn thị trường mới nổi và các nước đang phát triển là 6,3%. Điều đáng mừng là ngoại thương của các nền kinh tế quan trọng đã xuất hiện sự tăng trưởng mang tính hồi phục. Xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng trưởng lần lượt là 14,8% và 16%, khu vực Châu Âu là 7% và 3%, Nhật Bản là 43,5% và 20,7%. Mặc dù tình hình chung có vẻ khả quan nhưng nếu xét riêng ở từng quốc gia, châu lục lại có những mảng sáng tối khác nhau. Đối với Hoa Kỳ, tính cả năm 2010 thì GDP của nền kinh tế số 1 thế giới này tăng 2,9% trái ngược với mức sụt giảm 2,6% trong năm 2009 và 0% trong năm 2008. Như vậy, chỉ số này đã tăng trưởng trở lại sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng dài nhất và sâu rộng nhất kể từ những năm 1930. Theo nhận định thì cùng với chính sách kích thích và nới lỏng tiền tệ có giá trị lên đến 600 tỷ USD, các yếu tố khác giúp tạo đà tăng trưởng mạnh cho GDP là sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng (3,5%) và xuất khẩu (14,8%). Tuy nhiên, đáng quan tâm dù kinh tế Hoa Kỳ có tăng nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn mức cận kề hai con số (9,8%).

Đối với Châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công từ cuối năm 2009 mà bắt nguồn là từ Hy Lạp đã khiến cho 27 quốc gia trong khu vực này rơi vào khủng hoảng, chính phủ các nước tìm mọi cách giảm nợ nhất là tăng cường giảm chi tiêu,

giảm lương, gây xáo trộn về mặt kinh tế cũng như ảnh hưởng đến chính trị- xã hội. Sang năm 2010 với mọi nỗ lực cố gắng, một số nước EU đã vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng, từng bước phục hồi với mức tăng trưởng khá như Đức (2,2%), Phần Lan (4%), Ba Lan (3,5%), ngược lại các nước Đông Âu, Tây Nam Âu vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Tại Châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm đảo lộn trật tự kinh tế thế giới đưa các nước đang phát triển, mà tiêu biểu nhất là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành các cường quốc kinh tế. Trong năm 2010, Trung Quốc được đánh giá là vị cứu tinh cho kinh tế thế giới nhờ sự tăng trưởng nhanh của GDP gần 10,3% cùng với lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ hơn 2.500 tỷ USD. Bên cạnh đó, hiện nay Trung Quốc còn kiểm soát đến 9% tổng kim ngạch xuất khẩu và 7% kim ngạch nhập khẩu trên toàn cầu. Theo dự đoán, sang năm 2011 dù sức ép lạm phát có thể làm nền kinh tế của cường quốc này tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức 8- 9%. Còn về Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đạt mức tăng trưởng gần 9% trong năm 2010 và được dự báo là sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2012. Đối với Nhật Bản, năm 2010 dù đã để Trung Quốc qua mặt giành vị trí thứ hai thế giới nhưng nhìn chung kinh tế Nhật cũng đã có bước phục hồi đáng ghi nhận khi mà tăng trưởng GDP đạt 2,8%. Dù hiện nay, Nhật Bản vẫn còn đối mặt với tình trạng giảm phát và đồng Yên tăng giá bất thường song hoạt động sản xuất trong nước đã lạc quan hơn. Hơn nữa, lĩnh vực xuất khẩu đã tăng trở lại nhất là sang Trung Quốc và khu vực châu Á và các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, đây chính là các yếu tố phục hồi kinh tế nước này.

Tại khu vực Mỹ Latinh, Brazil đang nổi lên như là một trong những đầu tàu kinh tế- chính trị của các quốc gia mới nổi. Sức tiêu dùng mạnh của các tầng lớp trung và thượng lưu đã giúp ngành công nghiệp Brazil mạnh dạn gia nhập vào các lĩnh vực vốn được coi là độc quyền của phương Tây.

Như vậy, khi vị thế của Hoa Kỳ và EU suy giảm thì trái lại, vị thế của các nền kinh tế mới nổi lại tăng lên rõ rệt. Mặc dù không tránh khỏi cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu, song các nền kinh tế mới nổi này gồm đại diện là bốn nước BRICs (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), ngoài ra còn có Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico và một số nước khác vẫn đạt mức

tăng trưởng bình quân hàng năm ở con số 6,5% gấp 2 đến 3 lần so với các nước phát triển. Theo báo cáo của IMF, sự đóng góp của nhóm BRICs đối với việc tăng trưởng kinh tế của thế giới trong 5 năm qua đạt gần 50% và dự trữ ngoại hối chiếm khoảng 60% tổng lượng dự trữ ngoại hối toàn cầu.

Sang năm 2011, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại do những khó khăn từ các nền kinh tế lớn như xu hướng giảm phát ở Nhật Bản, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, những khó khăn tiếp diễn về nợ công ở châu Âu, đặc biệt là trước tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nước Bắc Phi, Trung Đông và thảm hoạ thiên tai tại Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế lại phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn như giải quyết nạn thất nghiệp, lạm phát, tiền tệ. Mặt khác theo dự báo thì giá lương thực sẽ tăng mạnh trong năm 2011, điều này tác động đến lạm phát trên toàn cầu và gây căng thẳng cho chính phủ các nước trợ cấp giá lương thực. Ngoài ra sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế mới nổi cũng đang tạo ra sức ép lớn cho thị trường nguyên liệu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Dự đoán trong năm 2011, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% trong đó Hoa Kỳ tăng khoảng 2,2%, khu vực EU tăng khoảng 1,3% còn kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm hoặc có thể suy thoái.

Tóm lại, sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi đặc biệt là ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia mới nổi bắt đầu gia tăng hoạt động sản xuất. Do đó, đây là thời điểm hết sức thuận lợi để chúng ta có thể tăng cường hợp tác xuất khẩu hàng hoá sang các nước trên, theo mục tiêu giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập các thị trường tiềm năng.

Môi trường văn hoá (S- Sociocultural)

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hoá và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những sản phẩm của công ty hầu hết tiêu thụ ở các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Đây là các nước có nền văn hoá tương đối giống với Việt Nam cho nên công ty dễ dàng nghiên cứu các yếu tố văn hoá, giúp cho việc xuất khẩu sang các nước này cũng gặp nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản ta cần chú ý đến vài vấn đề quan trọng như: do thu nhập cao nên người Nhật thường đòi hỏi khắt khe về chất lượng bao gồm cả vấn đề vệ sinh và hình thức. Gần đây, người Nhật thường quan tâm đến các vấn đề sinh thái nên các hàng

hoá, bao bì thân thiện với môi trường được ưu tiên lựa chọn. Đây là một ưu thế cho các sản phẩm được chế biến từ dừa của công ty khi tiêu thụ ở thị trường này.

Các đối tác ở khu vực châu Âu có phần khó khăn hơn cho công ty trong giao dịch xuất khẩu bởi họ có nền văn hoá khác biệt với chúng ta. Điển hình như tập quán kinh doanh của khách hàng châu Âu luôn dựa vào pháp luật và uy tín thương hiệu, trong khi chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng lớn của các mối quan hệ và uy tín cá nhân. Thêm vào đó, người tiêu dùng ở khu vực này cũng dẫn ưa chuộng các loại hàng hoá không gây độc hại, an toàn với môi trường. Đối với thực phẩm, họ có khuynh hướng chọn các loại tốt cho sức khoẻ, không chứa nhiều chất béo động vật. Do đó, công ty cần chú ý đến tâm lý tiêu dùng để hạn chế những khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Môi trường công nghệ (T- Technological)

Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp ngành chế biến các sản phẩm từ trái dừa nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Đối với các sản phẩm qua tinh chế như như than hoạt tính, cơm dừa sấy khô, dầu dừa, bột sữa dừa,… thì lại càng đòi hỏi có những thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong toàn bộ quy trình sản xuất. Dù xuất hiện khá muộn so với các nước có ngành dừa là truyền thống như Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần bắt kịp công nghệ sản xuất hiện đại của các nước trên. Bên cạnh đó, họ còn phải cố gắng đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng để có thể vượt qua những hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008: đây là phiên bản tiêu chuẩn

quốc tế mới nhất do tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành, đang được nhiều tổ chức tại 175 quốc gia áp dụng, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ISO 9001: 2008 đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thoả mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao hơn nữa sự thoả mãn của khách hàng trong các mối quan hệ giữa nhà cung cấp với khách hàng.

Hệ thống Phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn (HACCP):

là hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm mang tính chất phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích các mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm

soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Xét riêng về phương diện quản lý an toàn và chất lượng, HACCP là hệ thống đang được toàn thế giới công nhận như là một hệ thống quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm hữu hiệu nhất. Trước những yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm, các quốc gia trên toàn thế giới mà đặc biệt là Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada,… đều chính thức ban hành các quy định bắt buộc chỉ cho phép đưa ra thị trường những sản phẩm thực phẩm phải có chứng nhận HACCP.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000: 2005: hệ thống này nhằm

đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi dây chuyền cung ứng về thực phẩm từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho đến khi thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Thực tế, ISO 22000: 2005 và HACCP có những điểm tương đồng là đều hướng các doanh nghiệp sản xuất giảm thiểu các mối nguy đối với thực phẩm trong quá trình chế biến. Chỉ có điểm khác biệt là ISO 22000: 2005 còn quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2008.

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng được áp dụng riêng ở từng quốc gia, điển hình như:

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS): là một trong những tiêu chuẩn được

sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp được ban hành vào tháng 6/1949 và được biết đến như một chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Hệ thống JIS có tới 8148 tiêu chuẩn, áp dụng cho tất cả sản phẩm công nghiệp, phân hoá học, khoáng sản, sợi tơ tằm, thực phẩm,… Điều đáng chú ý là hệ thống tiêu chuẩn này có nhiều điểm khác biệt so với tiêu chuẩn quốc tế, gây không ít khó khăn cho các nhà xuất khi bán sang thị trường này.

Tiêu chuẩn ASTM: đây là những tiêu chuẩn dành cho các hệ thống, sản phẩm,

dịch vụ và nguyên vật liệu được đưa ra bởi “Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa

Kỳ” với mục đích là giúp sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn hơn,

hiệu quả hơn và ít tốn chi phí. Hệ thống này bao gồm 12000 tiêu chuẩn với 15 lĩnh vực áp dụng như sắt thép, xây dựng, điện tử, dệt may, sản phẩm hoá học,…

Chứng nhận HALAL: đây là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Trà Bắc tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w