PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ XÉT TỪ PHƢƠNG DIỆN CHỦ THỂ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại.pdf (Trang 73 - 75)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

2.3. PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ XÉT TỪ PHƢƠNG DIỆN CHỦ THỂ SỬ DỤNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

PTGTPNN là loại phƣơng tiện giao tiếp mang đậm dấu ấn văn hóa của các cộng đồng khác nhau. Các yếu tố thuộc về nhân vật giao tiếp nhƣ vị thế xã hội, vị thế giao tiếp, quan hệ thân sơ, trình độ tri thức chi phối việc sử dụng PTGTPNN.

Xét PTGTPNN ở phƣơng diện ngƣời sử dụng (nhân vật giao tiếp), luận văn tập trung xem xét sự chi phối của yếu tố vị thế xã hội đối với việc sử dụng PTGTPNN. Các nhân tố khác nhƣ quan hệ thân sơ, trình độ tri thức,... cuả nhân vật giao tiếp ảnh hƣởng đến việc sử dụng PTGTPNN sẽ đƣợc kết hợp phân tích khi xét PTGTPNN ở phƣơng diện hoàn cảnh giao tiếp và phân tích vai trò của PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp

Qua xem xét các tình huống giao tiếp của các nhân vật trong tác phẩm, có thể lập đƣợc bảng một số PTGTPNN thƣờng dùng trong giao tiếp của ngƣời Việt có sự chi phối khá rõ của nhân tố vị thế xã hội giữa các nhân vật giao tiếp. (Các tình huống giao tiếp cụ thể xin xem Phụ lục). Cần lƣu ý, sự phân biệt vị thế xã hội cao/thấp/ngang bằng giữa các nhân vật chỉ mang tính chất tƣơng đối, tùy thuộc vào tƣ cách mà nhân vật tự đặt mình vào trong từng cuộc giao tiếp cụ thể (ví dụ: Nhân vật Long và Tú Anh trong tác phẩm “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng, trong công việc họ là ông chủ và ngƣời làm công – vị thế cao/thấp, nhƣng trong cuộc sống đời thƣờng, họ là bạn bè – vị thế ngang hàng), tùy thuộc quan niệm từng thời đại ( ví dụ xƣa kia quan hệ vợ chồng đƣợc xem là không bình đẳng thì nay vợ chồng đƣợc quan niệm là bình đẳng về vị thế xã hội). Vị thế của nhân vật trong suốt diễn biến câu chuyện trong tác phẩm cũng thay đổi. Vì thế, cần đặt nhân vật vào các tình huống giao tiếp cụ thể để xác định đúng vị thế xã hội của nhân vật.

Sau đây, sẽ đƣợc xem xét là: PTGTPNN đƣợc ngƣời có vị thế xã hội cao chủ động sử dụng khi giao tiếp với ngƣời có vị thế xã hội thấp hơn, PTGTPNN đƣợc ngƣời có vị thế xã hội thấp chủ động sử dụng khi giao tiếp với ngƣời có vị thế xã hội cao hơn, PTGTPNN đƣợc những ngƣời có vị thế xã hội ngang bằng chủ động sử dụng khi giao tiếp với nhau, ở hai mức độ - thƣờng đƣợc sử dụng và ít đƣợc sử dụng. Thƣờng đƣợc sử dụng hay ít đƣợc sử dụng ở đây là xét về phƣơng diện văn hóa giao tiếp mà cộng đồng chấp nhận, không xét đến các tình huống hội thoại mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

các nhân vật cố tình xâm phạm thể diện của nhau, vi phạm phƣơng châm lịch sự (nhƣ khi chửi nhau chẳng hạn, lúc đó họ không cần quan tâm PTGTPNN nào thì đƣợc hay không đƣợc sử dụng). Bảng 6 vị thế giao tiếp và sự chủ động giao tiếp PTGTPNN

cao – thấp thấp -cao ngang bằng

bắt tay + - +

bĩu môi + +

cúi (chào), khoanh tay/ chắp tay (vái chào)

+ -

chỉ tay vào mặt

người đối thoại + -

gật đầu + + + hất hàm + + lắc đầu + + + lừ mắt + + lườm, nguýt + + vỗ đùi + vỗ tay + + + vỗ vai + +

xoa hai bàn tay + -

(+: thƣờng đƣợc sử dụng, -: ít đƣợc sử dụng)

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại.pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)