Yêu cầu im lặng bằng một hành động đe dọa

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại.pdf (Trang 43 - 44)

VD33: “Ông Bằng đập cạch cái thước vào cạnh bàn, điệu bộ, giọng nói y hệt ông giáo ngày xƣa: - Trật tự nào! Không đƣợc xƣng ông. (…)” [29,tr.211]

Đây là hành động quen thuộc của các thầy cô giáo ngày xƣa, để yêu cầu học sinh giữ trật tự. Có thể khái quát đây là tín hiệu dùng âm thanh để thực hiện hành vi yêu cầu, ra lệnh. Thay cho đập thước xuống bàn ngƣời ta có thể đập tay xuống bàn hay dùng bất kì vật dụng nào gõ vào đâu đó để phát ra âm thanh.

Ngoài dùng PTGTPNN tạo âm thanh để yêu cầu “im lặng”, tuỳ tình huống giao tiếp, ngƣời ta còn có thể dùng các PTGTPNN khác có tính chất đe doạ để thực hiện yêu cầu này, chẳng hạn nhƣ tình huống sau:

VD34: “Mỗi ngƣời vào một lời, thành thử nhà nhƣ là có cuộc loạn đả (…) ông chánh hội phải vớ lấy một cái gậy mà rằng:

- Thôi cả đấy nhé! Cấm không ai đƣợc nói nửa nhời đấy, kẻo không có mà thằng này phang cả cho một lƣợt chứ chẳng từ ai đâu!” [33,tr.186]

e. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu hiện là “Tôi đang suy nghĩ” đang suy nghĩ”

Trong quá trình diễn ra hoạt động giao tiếp, có nhiều khi nhân vật giao tiếp bị đặt vào một tình huống phải suy nghĩ kĩ rồi mới nói, hoặc vừa nói chậm rãi vừa tiếp tục suy nghĩ, phân vân về vấn đề trình bày. Những lúc nhƣ thế, qua các PTGTPNN, một cách vô tình hay cố ý, ngƣời ta thƣờng biểu lộ rằng mình đang suy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

nghĩ. Trên thực tế tƣ liệu khảo sát, các PTGTPNN biểu hiện ý nghĩa này thƣờng liên quan đến phần đầu và nét mặt.

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại.pdf (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)