Gi ải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng t ừ tại ACB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB.pdf (Trang 65 - 72)

- Quy trình thực hiệ n:

B ảng 2.14 Doanh số TTQT hàng nhập tại AC 2008-

3.3.1 Gi ải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng t ừ tại ACB

3.3.1.1. Đối với hàng nhập :

Thanh toán tín dụng chứng từ là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng nên rủi ro của ngân hàng phát hành rất cao. Do đó, khi thực hiện phát hành L/C cho khách hàng, ACB cần thực hiện các biện pháp sau : - Đối vi nhân viên tín dng :

Thẩm định tài chính, uy tín và cấp hạn mức mở L/C cho khách hàng :

Khi mở L/C, nhân viên tín dụng thẩm định tình hình tài chính, uy tín, tài sản đảm bảo của người mở L/C để phòng ngừa rủi ro phát sinh. Nhân viên tín dụng phải tuân thủđúng các quy định của ACB, phải nằm trong tầm kiểm soát rủi ro của ACB. Nhân viên tín dụng phải xem xét thông tin khách hàng : chỉ cấp hạn mức mở L/C khi khách hàng có khả năng tài chính, uy tín vì th ực tế có những khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng vẫn trì hoãn việc thanh toán do hàng chưa về Việt Nam dù bộ chứng từ phù hợp. Mặt khác, trong một sốtrường hợp, ACB hạn chế cho vay bắt buộc đối với khách hàng đểthanh toán cho nước ngoài vì ACB phải tốn thời gian và chi phí để xử lý lô hàng nhập. Do đó, nhân viên tín dụng cần có kiến thức đầy đủ và tuân thủ quy định của ACB. Uy tín và khảnăng tài chính là yếu tố quan trọng liên quan đến việc có nhận bộ chứng từ

hay không của người mở L/C đồng nghĩa v ới việc thanh toán cho phía nước ngoài. Nếu khách hàng có uy tín và khảnăng tài chính tốt trong suốt quá trình giao dịch đối với ACB thì nên quy đ ịnh mức ký quỹ thấp hoặc không ký quỹ. Do đó, nhân viên tín dụng cần đưa ra các tiêu chí và các thông tin liên quan trong quá trình giao dịch với ACB và thông tin bên ngoài để xem xét và phân loại khách hàng.

Xác định mức ký quỹ phù hợp đối với khách hàng :

- Việc mở L/C cho khách hàng mà ký quỹ dưới 100% trị giá L/C có nghĩa là ngân hàng sẽ cam kết bảo lãnh cho khách hàng phần trị giá còn lại ngoài vốn khách hàng đã ký quỹ tại ngân hàng. Do đó, ngân hàng cũng c ần có tài sản đảm bảo cho phần giá trị mình bảo lãnh cho khách hàng. Thông thư ờng, tài sản đảm bảo có thể là : bất động sản, sổ tiết kiệm, số dư tài khoản hoặc tài sản nào có thểđịnh giá, giá ít thay đổi theo thời gian, tiêu thụ dễ thì mức ký quỹ thấp và có thể là không ký quỹ, hoặc động sản, hàng hóa thì mức ký quỹ cao hơn. Nếu ACB cảm thấy khách hàng không đáp ứng các tiêu chí quy định hoặc trường hợp khách hàng mở L/C có ngân hàng xác nhận thì có thể mức ký quỹ sẽ là 100%.

- Hiệu quả kinh tế của hàng hóa nhập khẩu cũng quyết định đến mức ký quỹ : hàng hóa dễ tiêu thụ thì tỉ lệ ký quỹ thấp và ngược lại. Do đó, nhân viên tín dụng cần xem xét hàng hóa khách hàng yêu cầu mở L/C có thuộc danh mục hàng cấm hay bị hạn chế nhập hay không.

-Thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi mở L/C. Đối với những hàng hóa nhập khẩu có giá cả dễ biến động gây bất lợi cho ngân hàng nên cần xem xét xu hướng biến động của hàng hóa, điều kiện ký quỹ, tài sản đảm bảo…trước khi phát hành L/C. Do đó, ACB cần thu thập thông tin và dự báo giá cả các mặt hàng thường xuyên mở L/C.

-Việc ký quỹ mở L/C là chứng minh khách hàng có khả năng về vốn khi tham gia thanh toán bằng L/C và là động lực để khách hàng quyết định có nhận lô hàng nhập hay không. Do đó, khi mở L/C phải xét đến mức ký quỹ của khách

hàng vì đây cũng là y ếu tố cạnh tranh của các ngân hàng. Khi mà ký quỹ mở L/C càng cao, ngân hàng được lợi trong khi đó khách hàng bị chiếm dụng nguồn vốn. ACB luôn phải quy định cụ thể mức ký quỹđối với từng loại khách hàng, từng loại L/C…phải quy định các tiêu chí nào cần ưu tiên cho mức ký quỹ thấp mà đảm bảo an toàn cho ACB. Nhân viên tín dụng phải ghi rõ trong tờ trình các tiêu chí : giới thiệu khách hàng, nhu cầu mở L/C của khách hàng, thời gian khách hàng quan hệ giao dịch với ACB, kiến nghị về nhu cầu khách hàng, tỉ lệ ký quỹ, tài sản đảm bảo, nguồn thanh toán L/C và các phê duyệt của các cấp...

 Nhân viên tín dụng cần xem xét đến uy tín của người thụ hưởng thông qua khách hàng hoặc ngân hàng đại lý, mối quan hệ giữa khách hàng và người thụhưởng, đểcó đủ thông tin xem xét mức ký quỹ cho khách hàng.

- Đối vi nhân viên Thanh toán quc tế :

 Việc đầu tiên cần làm đó là tư vấn cho khách hàng:

Khi có yêu cầu mở L/C, nhân viên TTQT phải tư vấn để khách hàng hiểu rõ rằng thanh toán bằng L/C có những rủi ro gì mà khách hàng thư ờng gặp phải. Chẳng hạn, khách hàng cần tìm hiểu người bán trước khi đi đến hợp đồng mua bán thông qua đối tác của mình hoặc thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại.

-Nhân viên TTQT cần xem xét kỹcác điều kiện trong giấy đề nghị mở L/C của khách hàng. Nếu thấy có mâu thuẫn so với hợp đồng hay thông lệ quốc tế thì nên hỏi lại khách hàng hoặc tư vấn cho khách hàng. Tránh trường hợp đưa những điều kiện, điều khoản không rõ ràng vào L/C dễ gây rủi ro.

-Nhân viên TTQT cần tư vấn cho khách hàng các điều kiện, điều khoản cần quy định trong hợp đồng để tránh trường hợp gây ra rủi ro, tranh cãi giữa các bên. Chẳng hạn như : Thời hạn giao hàng và thời hạn xuất trình chứng từ : thông thường khách hàng luôn muốn nhận bộ chứng từkhi hàng đã vềđến Việt Nam, đồng thời ACB cũng không phải phát hành thư bảo lãnh nhận hàng hay ủy quyền nhận hàng cho khách hàng. Do đó nhân viên TTQT cần phải có kinh

nghiệm trong việc tính toán thời gian tàu đi và về đến Việt Nam, từ đó sẽ cân đối thời gian chứng từ cần xuất trình cho hợp lý. Nếu tàu đi nhanh và có khả năng hàng về trước trong khi đó chứng từ không về kịp thì nên quy đ ịnh trong hợp đồng điều khoản : một bộ chứng từ nhận hàng cần vềtrước cho người mua, lúc đấy ACB sẽ ký hậu trước cho khách hàng để đi nhận hàng. Vì vậy, ACB nên có danh sách các cảng thường nhập khẩu hàng và thời gian tàu đi ước tính đề nhân viên TTQT có thểtư vấn cho khách hàng tốt hơn.

-Nhân viên TTQT phải tư vấn cho khách hàng về việc mua bảo hiểm cho lô hàng. Theo thông lệ, nếu hợp đồng ngoại thương giữa người mua và người bán ký theo giá bao gồm phí bảo hiểm thì khách hàng mở L/C không cần phải mua bảo hiểm. Trừ trường hợp khách hàng mở L/C ký quỹ dưới 100% trị giá L/C phải mua bảo hiểm, nhân viên cần tư vấn cho khách hàng việc mua bảo hiểm đối với lô hàng nhập trước khi mở L/C nếu giá mua chưa có bảo hiểm trong trường hợp khách hàng ký quỹ 100%, để đảm bảo an toàn cho khách hàng. ACB cũng cần mở rộng liên kết vời các công ty bảo hiểm để có thể giúp khách hàng trong việc lựa chọn công ty bảo hiểm tốt nhất và thuận tiện, giảm thời gian cho khách hàng. (Xem Ph lc 6 : các công ty bo him )

-Nhân viên TTQT cần tư vấn cho khách hàng không nên mở L/C khi có điện cho phép đòi tiền bằng điện hoặc có ngân hàng xác nhận. Vì khi mở L/C cho phép đòi tiền bằng điện thì khi nhận điện từngân hàng nước ngoài xác nhận bộ chứng từ phù hợp và đòi tiền thì khách hàng cần có thời gian 3 ngày để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài dù bộ chứng từchưa về đến ACB. Còn đối với ngân hàng xác nhận khách hàng phải ký quỹ theo yêu cầu của ngân hàng thông thường lên đến 100% trị giá L/C để có thể phát hành L/C và một số điều kiện khác theo chính sách của ngân hàng xác nhận như phải có ngân hàng hoàn trả, chi phí thực hiện xác nhận cao. Vì vậy, nhân viên TTQT cần tư vấn kỹcác điều khoản, điều kiện trước khi mở L/C. ACB cần mở rộng quan hệ với ngân hàng đại lý để có thể xin cấp hạn mức xác nhận cho khách hàng thấp hoặc chi phí rẻ hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn. (Xem Ph lc 7: danh sách ngân hàng cp

hn mc xác nhn)

-Đối với bộ chứng từ, nhân viên cần tư vấn kỹ cho khách hàng vì bộ chứng từlà điều kiện cần thiết để khách hàng đi nhận hàng. Do đó, cần chú ý đến các chứng từ xuất trình ví dụ như chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận phân tích, giấy chứng nhận chất lượng…vì mỗi nước sẽ có một số cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ với nhiều tên gọi khác nhau, ACB cần có danh mục các cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ của các nước, để nhân viên có thểtư vấn cho khách hàng tổ chức xác nhận xuất xứ hàng và số bản cần xuất trình chính xác hơn.

-Nhân viên TTQT tư vấn cho khách hàng không nên đưa ra các điều khoản. điều kiện mập mờ, không rõ ràng hoặc không có chứng từ xuất trình kèm theo để tránh hiểu lầm. Trước khi mở L/C gốc cho người thụ hưởng, nhân viên TTQT cần có bản draft cho khách hàng đểkhách hàng và người thụhưởng kiểm tra và tu chỉnh kịp thời. Vì khi có L/C gốc, các bên mua tu chỉnh phải tốn phí và thời gian kéo dài ảnh hưởng đến giao nhận hàng hóa.

Kiểm tra chứng từ :

Khi kiểm tra chứng từ nhân viên TTQT cần cẩn trọng hợp lý để tránh trường hợp phát hiện những lỗi không phù hợp theo UCP 600 làm mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ và gây ra tranh cãi không đáng có. Nhân viên TTQT cần nắm vững những quy định, điều khoản trong UCP 600. Một quyền lợi mà ACB cần thiết phải làm là khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, nhân viên TTQT thông báo cho khách hàng đồng thời cũng gửi điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận bộ chứng từđể kiểm tra, vì nếu không làm như vậy, ACB mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ gây rủi ro cho ACB.

-Nhân viên TTQT cần theo dõi, đôn đốc khách hàng nộp tiền thanh toán hay chấp nhận theo thời gian quy định để thanh toán hay chấp nhập bộ chứng từ cho phía người thụhưởng.

- Khi ACB là ngân hàng xác nhận

Hiện tại nghiệp vụ này ACB ít thực hiện hơn là vai trò ngân hàng phát hành và chiết khấu. Tuy nhiên, để mở rộng thanh toán quốc tế bằng L/C, ACB cần nâng cao uy tín và được người thụ hưởng tin tưởng. Tuy nhiên, một khi ACB thực hiện xác nhận L/C thì cần phải :

 ACB kiểm tra uy tín ngân hàng phát hành phòng khi ngân hàng phát hành mất khảnăng thanh toán. Theo quy định thì ACB chỉ xác nhận L/C khi ngân hàng phát hành nằm trong danh sách ngân hàng chiết khấu được ACB chấp nhận theo đánh giá của phòng quan hệ quốc tế. Nhưng để mở rộng nghiệp vụ thanh toán bằng L/C , ACB cần mở rộng quan hệ với nhiều ngân hàng trên thế giới và thu thập nhiều thông tin về các ngân hàng này đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Theo quy định, ACB chỉ xác nhận khi L/C có quy định ACB là ngân hàng thông báo, bộ chứng từ phải xuất trình tại ACB, L/C cho phép đòi tiền bằng điện và các điều kiện khác có đem lại bất lợi cho ACB hay không. Trong trường hợp các điều khoản, điều kiện không thỏa thì ACB không xác nhận hoặc xác nhận có điều kiện kèm theo, đồng thời ACB cũng phải gửi thông báo đến ngân hàng phát hành về quyết định của mình có xác nhận L/C hay không.

 Nhân viên TTQT cần kiểm tra bộ chứng từtheo quy định của UCP600. Nếu bộ chứng từ không phù hợp, ACB cần xin ý kiến của ngân hàng phát hành trước khi thanh toán hoặc chỉ gửi chứng từ thu hộcho người thụhưởng.

- ACB là ngân hàng chiết khấu :

Khi ACB là ngân hàng chiết khấu thì xảy ra rủi ro nhiều nhất. Do đó, để hạn chế rủi ro, ACB cần thực hiện các biện pháp sau :

 ACB cần tìn hiểu về người nhập khẩu, ngân hàng phát hành và người xuất khẩu, tình hình kinh tế chính trị, thiên tai của nước nhập khẩu trước khi chiết khấu cho khách hàng. ACB có thể thu thập thông tin của người nhập khẩu từ người thụhưởng, khách hàng khác, từ internet, tổ chức xúc tiến thương mại,

hoặc trong những lần thanh toán trước đây.

- Đối với ngân hàng phát hành, phòng quan hệ quốc tế và định chế tài chính tại ACB đánh giá, xếp loại ngân hàng dựa trên các tổ chức tín nhiệm xếp hạng quốc tế, chỉ số tài chính…tùy theo mỗi ngân hàng mà ACB sẽ định ra một mức chiết khấu cụ thể. NV TTQT khi thực hiện chiết khấu cho khách hàng đều phải nhập dữ liệu vào chương trình để theo dõi hạn mức chiết khấu còn lại, để tránh trường hợp sử dụng hạn mức chiết khấu vượt mức. Đồng thời, phòng quan hệ quốc tếvà định chế tài chính cần thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá lại định kỳ hạn mức chiết khấu mới cho các ngân hàng phát hành.

- Đối với nước nhập khẩu, ACB cần tìm hiểu thông tin nước nhập khẩu và lên cảnh báo đối với những nước có nguy cơ xảy ra bất khả kháng thông qua phương tiện truyền thông đồng thời cập nhật cho toàn hệ thống ACB để hạn chế rủi ro.

- Đối với người thụhưởng, ACB chia làm 2 nhóm khách hàng : khách hàng thường xuyên có nhu cầu chiết khấu và khách hàng ít có nhu cầu chiết khấu. ACB khi chiết khấu bộ chứng từ cần xem xét kỹcác điều kiện liên quan đến khách hàng, không vì chỉ dựa vào ngân hàng phát hành, bộ chứng từ. Khi cấp hạn mức chiết khấu, ACB cần thường xuyên xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời điều chỉnh hạn mức chiết khấu.

 Khâu kiểm tra chứng từ cũng rất quan trọng khi ACB có quyết định chiết khấu hay không. Để phòng ngừa trường hợp ngân hàng phát hành phát hiện những điểm không phù hợp không theo quy định UCP 600 hoặc ISBP, ACB quyết định chiết khấu dựa trên kết quả kiểm tra của TT.TTQT nên phải hết sức cẩn thận, tuân thủ UCP 600, ISBP và L/C. NV TTQT đọc kỹ L/C, tư vấn, nhắc nhở khách hàng những điển lưu ý : vi ệc giao hàng, xuất trình chứng từ, bộ chứng từ kiểm tra như thếnào…Trong trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, NV TTQT tư vấn cho khách hàng chỉnh sửa, nếu không chỉnh sửa được, cần lập điện xin chấp nhận của ngân hàng phát hành trước khi

thực hiện chiết khấu.

 Đối với tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, nhân viên tín dụng cần thẩm định đánh giá ngân hàng phát hành / ngân hàng thanh toán trước khi thực hiện tài trợ thông qua Bộ phận phận tích tài chính, trong trường hợp có thông tin không thuận lợi về tình hình tài chính, khảnăng thanh toán của các ngân hàng đối tác, nhân viên cần tư vấn cho khách hàng thỏa thuận với nhà nhập khẩu thay đổi ngân hàng hoặc ngừng giao dịch. Khi cấp hạn mức tài

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB.pdf (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)