Những điểm khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS.pdf (Trang 25 - 28)

kế toán quốc tế.

Việt nam từ năm 2001 đã xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia riêng (VAS) trên cơ sở áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS. Nhìn chung, VAS còn rất nhiều sự khác biệt lớn so với IAS và VAS cũng chưa cập nhật những thay đổi của IAS trong những năm gần đây. Đặc biệt là chuẩn mực kế toán doanh thu và thu nhập khác (VAS14), chuẩn mực hợp đồng xây dựng (VAS15), chuẩn mực bất động sản đầu tư (VAS05)

Chuẩn mực kế toán doanh thu và thu nhập khác (VAS14)

Chuẩn mực đã giải quyết nhiều nội dung trong cùng một chuẩn mực. Cụ thể là ghép doanh thu và thu nhập khác vào cùng một chuẩn mực. Do đó chuẩn mực đã không đi sâu vào giải quyết các vấn đề cụ thể.Trong khi chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu chỉ giải quyết một vấn đề về doanh thu, các khoản thu nhập khác được trình bày ở các chuẩn mực có liên quan như khoản thanh lý tài sản cốđịnh được giải quyết trong chuẩn mực quốc tế tài sản cốđịnh hữu hình (IAS16), tài sản cốđịnh vô hình trong IAS 38,...

Một thực tế có thể thấy ở chuẩn mực kế toán VAS14 “Doanh thu và thu nhập khác” là chuẩn mực chỉ đơn thuần trình bày các điều kiện và phương pháp để ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng quát. Chuẩn mực đã không đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp và cho các ngành đặt thù. Điều này đã đưa đến sự tùy tiện trong cách hạch toán ở mỗi doanh nghiệp. Tất cả vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp.

Về chuẩn mực kế toán hợp đồng xây dựng (VAS15)

Hoạt động xây lắp là một trong những hoạt động phức tạp nhất. Do đó, việc hạch toán doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán là rất khó khăn. Bên cạnh đó, vì giá trị của hợp đồng xây dựng là rất lớn nên hợp đồng xây dựng phải quy định về việc ứng trước hay thanh toán theo từng hạng mục công trình hay thanh toán theo tiến độ kế hoạch hay giá trị khối lượng thực hiện. Điều đó yêu cầu các bộ phận liên quan phải phối hợp chặt chẽ nhau đểđảm bảo về việc ghi nhận doanh thu và chi phí

của hợp đồng tuân thủ nguyên tắc “phù hợp”. Tuy nhiên cả chuẩn mực và thông tư hướng dẫn đã không đưa ra ví dụ cụ thểđể minh họa cho vấn đề này.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 11 “Nếu tổng chi phí của hợp đồng xây dựng có thể vượt quá tổng doanh thu của hợp đồng thì khoản lỗ dự kiến cần được ghi nhận ngay (đoạn 36)”. Tuy nhiên chuẩn mực kết toán Việt Nam VAS 15 lại không đề cập đế vấn đề này.

VAS 15 cũng chưa đưa ra phương pháp kế toán để hạn chế ảnh hưởng chủ quan của người làm công tác kế toán. Điều này thể hiện là nếu hợp đồng xây dựng quy định thanh toán theo tiến độ kế hoạch (sử dụng TK337), khi đó doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng phần công việc đã hoàn thành dựa vào % tổng chi phí phát sinh dự toán trên hợp đồng và doanh nghiệp sẽ phát hành hoá đơn tài chính để thu tiền khách hàng. Vào ngày lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ tự xác định lại doanh thu và chi phí của hợp đồng. Lúc này sẽ phát sinh chênh lệch tạm thời giữa số tiền thu theo hoá đơn tài chính đã phát hành (khi cơ quan thuế xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo hóa đơn đã phát hành) với tổng doanh thu hợp đồng đã được ghi nhận. Và doanh nghiệp đã không ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả hay tài sản thuế TNDN do chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận trong hợp đồng và số tiền khách hành phải trả theo tiến độ kế hoạch.

Về chuẩn mực kế toán bất động sản đầu tư (VAS5)

Như chúng ta đã biết, trước khi VAS05 ra đời, việc ghi nhận doanh thu, chi phí đều được ghi nhận vào hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” (VAS14). Khi VAS 05 ra đời đã thừa nhận bất động sản đầu tư là hoạt động kinh doanh thông thường, tuy nhiên cho đến nay VAS14 vẫn chưa được sửa đổi.

Điểm khác biệt khác giữa VAS và IAS về bất động sản đầu tư là IAS 40 được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và doanh nghiệp được phép lựa chọn một trong hai mô hình ghi nhận giá trị của bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu đó là mô hình giá gốc (Cost Model) và mô hình giá trị hợp lý (Fair value model). Tuy nhiên

VAS05 đã chỉ lựa chọn mô hình giá gốc để ghi nhận giá trị bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu.

Bên cạnh đó, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 05 “Bất động sản đầu tư” được trình bày như tài sản cố định thông thường của doanh nghiệp được theo dõi theo ba chỉ tiêu: nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Theo cách tính này, ví dụđối với bất động sản đầu tư là toà nhà văn phòng cho thuê được theo dõi theo ba chỉ tiêu: nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại nhưng khi gần hết thời gian hoạt động của toà nhà theo ước tính ban đầu, giá trị của toà nhà có thể còn cao hơn nguyên giá (giá gốc) ban đầu theo nhiều nguyên nhân khác nhau, như chi phí sửa chữa lớn hàng năm tu bổ toà nhà, giá đất và giá trị xây lắp tăng cao, lúc này giá trị còn lại sẽ nhỏ hơn giá trị thực tế của bất động sản trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS.pdf (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)