Phần cứng và các thiết bị ngoại vi

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học cho các DN.pdf (Trang 25 - 27)

Một hệ thống máy tính bao gồm các các thiết bị, linh kiện rời cấu thành mà dựa trên đó các phần mềm hệ thống, tiện ích và các ứng dụng được cài đặt để vận hành nhằm thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nào đó. Có thể nói, máy tính là một hệ thống xử lý thông tin đa năng. Nó nhận lệnh từ con người thông qua các thiết bị ghi nhận đầu vào như chuột, bàn phím, máy quét… để rồi xử lý các lệnh đó. Sau khi được xử lý, thông tin được hiển thị cho người sử dụng xem thông qua các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in, máy chiếu… và cuối cùng thông tin được lưu trữ trên các thiết bị như đĩa cứng, đĩa mềm, USB, CD…

Bộ phận được xem là chính yếu và quan trọng nhất thuộc về phần cứng máy tính là bộ vi xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit). Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ tính toán và xử lý dữ liệu. Tất cả các dạng dữ liệu (chữ, số, hình ảnh, âm thanh…) đều được mã hoá dưới dạng một tập hợp số nhị phân. Mỗi số nhị phân đại diện cho một tín hiệu điện tử tắt (0) hoặc mở (1). Sau đây, chúng ta tìm hiểu thêm một vài bộ phận quan trọng khác của máy tính ngoài CPU:

§ Bo mạch chủ (Mainboard): bo mạch chính, lớn nhất đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó hay thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết. Bộ phận CPU quan trọng kể trên cũng được gắn vào bo mạch chủ này.

§ Bộ nhớ chính hay còn gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory – RAM): máy tính dùng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi (trong 1 phiên làm việc).

Cụ thể là, khi chúng ta gõ văn bản từ bàn phím hay nhập số liệu trên một phần mềm ứng dụng thì những thông tin này mới chỉ được lưu vào bộ nhớ RAM và hạn chế của bộ nhớ này là nó chỉ hoạt động khi có điện. Nếu chưa kịp lưu mà mất điện thì coi như phải làm lại từ đầu. Do đó, thông tin chỉ có thể an toàn khi được lưu trữ vào một thiết bị khác gọi là ổ đĩa cứng.

§ Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD): bộ nhớ lưu trữ chính của máy tính, các thành quả của một quá trình làm việc được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác. Thao tác lưu văn bản hay lưu dữ liệu vào file mà chúng ta từng thực hiện nhằm mục đích sao chép văn bản hay dữ liệu từ bộ nhớ RAM vào ổ đĩa cứng của máy. Ổ đĩa cứng có thể giữ văn bản hay dữ liệu cả khi không có điện. Chính đĩa cứng là nơi chứa chương trình để dùng. Khi thực hiện thao tác “chọn chương trình” (còn gọi là “chạy chương trình”), chương trình được sao chép từ ổ đĩa cứng vào bộ nhớ RAM rồi mới bắt đầu hoạt động.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học cho các DN.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)