Chế độ kế toán doanh nghiệp bao gồm những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước ủy quyền ban hành.
Chế độ kế toán thường bao gồm các phần: Chế độ chứng từ kế toán; Hệ thống tài khoản kế toán; Chế độ sổ kế toán; Hệ thống báo cáo tài chính.
Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, ngoại trừ các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước.
2.1.2 LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH
2.1.2 LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH báo cáo quan trọng trong Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
VAS 21 quy định các nội dung phải trình bày trên BCKQHĐKD bao gồm các khoản mục chủ yếu như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Các khoản giảm trừ; Giá vốn hàng bán; Doanh thu hoạt động tài chính; Chi phí tài chính; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Thu nhập khác; Chi phí khác; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Lợi nhuận…Như vậy, VAS 21 quy định trình bày các yếu tố phản ánh tình hình kinh doanh trên một báo cáo duy nhất gọi là BCKQHĐKD. Cụ thể, các yếu tố Thu nhập được trình bày phân loại theo từng hoạt động và yếu tố Chi phí tương ứng trình bày theo chức năng chi phí. Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, lợi nhuận trước thuế và sau thuế trình bày riêng rẽ để cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh riêng biệt từ các hoạt động khác nhau.