Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại JPMorgan Chase Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu.pdf (Trang 36 - 37)

Ngân hàng lớn thứ 2 của Mỹ.

JPMorgan Chase là một trong số những ngân hàng đầu tư đã tránh được những tổn thất lớn trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua. Đó không phải là do Ngân hàng đã thấy được thảm họa đang đến mà là vì họ luôn giữ vững 2 nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro: không nắm giữ quá nhiều một tài sản nào và chỉ giữ những gì chắc chắn tạo ra lợi nhuận đã tính đến yếu tố rủi ro. Thực ra, JPMorgan là một trong những ngân hàng đã phát triển mạnh cả hai sản phẩm giấy nợ có bảo đảm (CDO) và công cụ đầu tư cấu trúc (Structured Investment Vehicle - SIV - hình thức huy động vốn ngắn hạn bằng việc phát hành thương phiếu với lãi suất thấp, rồi đầu tư vào các loại chứng khoán được

ngân hàng lâm vào cảnh vỡ nợ. Tuy nhiên, sau đó, JPMorgan đã loại bỏ SIV ra khỏi danh mục sản phẩm cùng với 60 tỉ USD các khoản nợ có bảo đảm khi nhận thấy các khoản này khá rủi ro.

Ngân hàng còn “đóng cửa” 60 khoản tín dụng khác đối với các nhà đầu tư theo hình thức SIV và các khách hàng doanh nghiệp vì nhận ra rằng các khoản tín dụng này sẽ mau chóng giảm giá trị nếu Ngân hàng bị hạ bậc tín nhiệm. Đối với các khoản nợ còn lại, Ngân hàng đã làm giảm rủi ro bằng cách mua bảo hiểm. Những nhà kiểm soát rủi ro trong Ngân hàng giờ được trao nhiều quyền lực hơn, và một ủy ban quản lý rủi ro mới và hoàn toàn độc lập đã được lập ra để việc kiểm soát được công tâm và chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu.pdf (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)