Những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng từ SACOMBANK CNBT

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 58)

CNBT

Tuy chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế và hoạt động của ngân hàng mẹ, nhưng rủi ro từ Chi nhánh thì chỉ có Chi nhánh hiểu rõ nhất và có thể hạn chế được nhiều nhất. Chính vì vậy, SACOMBANK - CNBT cần xây dựng những biện pháp quản lý mới nhằm hạn chế tình trạng rủi ro tín dụng đang có chiều hướng xấu đi như hiện nay.

Những biện pháp hạn chế từ cán bộ nhân viên Chi nhánh:

Rủi ro có thể được hạn chế từ chính sách quản trị của Ngân hàng. Và yếu tố đầu tiên cần xem xét đó chính là con người. Để hạn chế rủi ro, Chi nhánh cần nâng cao thái độ và ý thức làm việc của các nhân viên, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và xem xét các hoạt động của nhân viên tín dụng. Có chính sách tuyển chọn nhân viên mới hợp lý, đảm bảo yêu cầu mà Chi nhánh đưa ra và hiểu rõ những quy định trong quy trình tín dụng của Chi nhánh.

Đối với những trường hợp vi phạm, cần có những biện pháp xử lý thích hợp để tránh tái diễn, đồng thời có chính sách khuyến khích, khen thưởng Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 52 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

những cá nhân có đóng góp lớn cho Chi nhánh. Phân bổ công việc và thời gian hợp lý nhằm không gây quá nhiều áp lực trong một lúc khiến các nhân viên mất tinh thần và thiếu tập trung dẫn đến những quyết định thiếu chính xác hoặc mang tính chủ quan, không suy nghĩ tới hậu quả.

Hiện nay, môi trường doanh nghiệp luôn có sự liên kết với nhau. Sự tồn tại của mỗi bộ phận sẽ tác động tới sự tồn tại của các bộ phận khác. Chính vì vậy, Chi nhánh nên tạo một môi trường làm việc hiệu quả và thân thiện, giúp các nhân viên có sự gắn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, giảm nguy cơ rủi ro tín dụng phát sinh từ rủi ro đạo đức của nhân viên.

Những biện pháp hạn chế từ quy trình hoạt động tín dụng:

Căn cứ vào những quy định của Ngân hàng Nhà nước và SACOMBANK, Chi nhánh nên xây dựng chính sách và quy trình tín dụng hợp lý nhất với những lợi thế đã có và những bất lợi phải đối mặt để vừa có thể nâng cao lợi nhuận vừa đảm bảo tính an toàn và ổn định cho Chi nhánh để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Rút gọn quy trình cho vay nhằm đem lại hiệu quả cho Chi nhánh nhưng cần phải xem xét kỹ các bước tiến hành. Tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng có nhu cầu vay, năng lực tín dụng và kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng. Cần có sự giám sát cao đối với các khoản vay tín chấp, còn các khoản vay thế chấp thì cần xem xét kỹ tài sản đảm bảo.Tăng cường cho vay theo tài sản đảm bảo nhưng không quá phụ thuộc tuyệt đối vào vai trò của nó vì với những biến đổi không thể lường trước được của thị trường thì giá trị của tài sản đảm bảo có thể bị giảm sút nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần nâng cao quy trình thẩm định khách hàng, xem xét năng lực của khách hàng trước khi đưa ra quyết định vay. Sử dụng các mô hình như 6C, xếp hạng tín dụng, mô hình điểm số và cấu trúc kỳ hạn để phân tích đặc điểm cũng như yêu cầu đối với mỗi khách hàng riêng biệt. Xây Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 53 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

dựng kế hoạch khảo sát việc sử dụng các món vay, đối với những khoản vay có dấu hiệu không thu hồi được, cần tìm ra biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý nhất tránh dẫn đến tình trạng vỡ nợ cho Chi nhánh.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần đa dạng hóa các phương thức và sản phẩm cho vay để có thể phân tán rủi ro. Hoạt động tín dụng của SACOMBANK - CNBT chủ yếu là tập trung vào các doanh nghiệp, vì vậy Chi nhánh cần thu hút và mở rộng thêm các khách hàng là cá nhân. Đồng thời phát triển các sản phẩm về mảng tài trợ, xuất khẩu và thanh toán quốc tế để nếu có những biến động xấu trong nước thì sự ổn định của những khoản tín dụng quốc tế sẽ hạn chế bớt rủi ro cho Chi nhánh.

Kiến nghị tiếp theo là Chi nhánh nên xây dựng hệ thống thông tin khách hàng chính xác và hiện đại, có sự kết nối đồng bộ giữa Chi nhánh nhưng vẫn phải đảm bảo tính bảo mật của thông tin khách hàng. Tăng cường thu thập thông tin của khách hàng thông qua các phương tiện, các tổ chức xã hội và các ngân hàng bạn, từ đối thủ cạnh tranh và từ những cuộc khảo sát thực tế về hoạt động kinh doanh và thái độ của khách hàng. Góp phần cùng SACOMBANK xây dựng nên hệ thống quản trị và giám sát tín dụng thích hợp, mang lại hiệu quả cao đạt chuẩn theo các nguyên tắc của Ủy ban Basel.

Những biện pháp hạn chế khi các trường hợp rủi ro tiềm ẩn xảy ra:

Trong nhiều trường hợp, có nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến năng lực trả nợ của khách hàng, nhưng không có nghĩa rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên nếu như ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp.

Chi nhánh khi trích lập quỹ dự phòng cần phải hợp lý, đảm bảo các yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng mẹ, đồng thời đáp ứng được những đặc điểm riêng của Chi nhánh. Xem xét các yếu tố mùa vụ, thời kỳ để có trích Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 54 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

lập phù hợp với thực tế xảy ra, tránh trường hợp trích quá nhiều ảnh hưởng tới lợi nhuận nhưng cũng không quá ít không đủ xử lý khi có trường hợp xấu xảy ra.

Bên cạnh đó, khi theo dõi các khoản vay cũng như khi phát hiện có những đặc điểm bất thường, Chi nhánh cần tìm hiểu kỹ và đưa ra hướng giải quyết đúng đắn. Chi nhánh nên xây dựng một đoàn kiểm tra lưu động, có nhiều kinh nghiệm để có thể xử lý nhanh những trường hợp xấu, liên kết với chính quyền địa phương khi cần thiết.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần chú trọng tới tài sản đảm bảo bởi việc xử lý tài sản này mất khá nhiều thời gian và công sức, nhiều tài sản ngân hàng khó có thể bán vì vậy việc thu hồi các khoản vay theo hướng gán nợ, xiết nợ gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng. Để hạn chế điều này, trong quá trình lập hồ sơ vay của Chi nhánh, việc thẩm định tài sản đảm bảo nên được tiến hành kỹ, xác định đúng giá và tính hiệu quả của tài sản đảm bảo.

Yếu tố cuối cùng cần xem xét chính là các rủi ro xuất phát từ những yếu tố bên ngoài. Những rủi ro này có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với Chi nhánh, chính vì vậy, không chỉ tìm hiểu thông qua Ngân hàng mẹ, mà Chi nhánh nên thường xuyên theo dõi, xem xét tình hình trong nước và khu vực làm việc của mình để có những thay đổi và điều chỉnh hợp lý, sát với thực tế.

Những biện pháp hạn chế rủi ro từ khách hàng:

Đặc điểm đông dân cư của quận 6 vừa là thuận lợi và cũng là khó khăn đối với SACOMBANK - CNBT. Việc thu hút nhiều khách hàng là tiềm năng của Chi nhánh, nhưng với địa bàn khá phức tạp thì việc thu thập thông tin và tìm hiểu khách hàng có những hạn chế nhất định riêng. Chính vì vậy, để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn thì Chi nhánh cần có những biện pháp áp dụng cho chính khách hàng của mình.

Thứ nhất, cần phân loại các nhóm khách hàng của Chi nhánh, có thể Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 55 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

phân chia theo nhiều tiêu chí như khách hàng vay theo tín chấp, vay theo thế chấp, quy mô các khoản vay… Hoặc căn cứ vào mối quan hệ tín dụng của khách hàng đối với Chi nhánh cũng như thái độ và trách nhiệm của khách hàng đối với lịch sử tín dụng. Việc phân loại này sẽ giúp Chi nhánh dễ quản lý hoạt động của khách hàng đồng thời có những biện pháp riêng ứng dụng cho từng nhóm khách hàng trong quá trình thực hiện tín dụng. Tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả và hạn chế được những rủi ro nhất định cho Chi nhánh.

Thứ hai, vì khách hàng của Chi nhánh là khá lớn và đa dạng về đặc điểm, nên để hạn chế rủi ro tín dụng Chi nhánh cần thiết lập hệ thống đánh giá khách hàng, đặc biệt là đối với các khách hàng doanh nghiệp. Mặc dù hệ thống này sẽ được thiết lập tại Ngân hàng mẹ, nhưng chính Chi nhánh mới có những đánh giá tốt nhất về khách hàng của mình vì vậy, khi xây dựng hệ thống này, Chi nhánh sẽ có cái nhìn rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng. Hệ thống này sẽ dựa vào lịch sử giao dịch tín dụng, thông tin từ Trung tâm CIC, từ Ngân hàng mẹ, hoặc từ việc xem xét các báo cáo, các cuộc khảo sát thực tế đối với khách hàng;

Thứ ba, chú trọng xây dựng mối quan hệ và tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh nhằm tạo niềm tin và ấn tượng tốt đối với khách hàng. Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, có thể kéo dài thời gian ân hạn tùy từng khách hàng. Điều này sẽ làm giảm rủi ro đạo đức từ khách hàng, cũng là giảm rủi ro mất vốn đối với các khoản vay của Chi nhánh.

Kết luận

Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, điều quan trọng đối với mỗi ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng là làm thế nào để có thể hạn chế những rủi ro đó một cách tốt nhất. Trong quá trình thực tập, tìm hiểu môi trường và hoạt động của Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 56 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SACOMBANK - CNBT thì trong chương 3 em đã xây dựng nên một số biện pháp theo hướng kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước, SACOMBANK, và SACOMBANK - CNBT bao gồm các nhóm yếu tố như nhân viên, quy trình tín dụng, khách hàng, và những rủi ro tiềm ẩn. Hi vọng những kiến nghị này cùng những nỗ lực của Chi nhánh sẽ giúp hạn chế phần nào những rủi ro tín dụng đã và đang tồn tại trong SACOMBANK - CNBT.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động của mỗi ngân hàng, nhắc đến lợi nhuận là đồng nghĩa nhắc đến rủi ro. Trong đó rủi ro tín dụng luôn chiếm ưu thế và là vấn đề được các ngân hàng quan tâm và chú trọng đặc biệt tới việc quản trị.

Là Chi nhánh trực thuộc SACOMBANK, được kế thừa những kinh nghiệm quý báu và sự vững mạnh vốn có của mạng lưới SACOMBANK, chính vì vậy tình hình quản trị rủi ro tín dụng của SACOMBANK - CNBT đạt được là khá tốt và ổn định, các chỉ số luôn trong tầm kiểm soát và an toàn. Đó là thành quả nhiều tổ chức tín dụng khác mong đợi.

Tuy nhiên, không có gì là trường tồn mãi mãi và cũng không thể cứ mãi “ngủ quên trên chiến thắng” trong tình hình đầy biến động như hiện nay, lúc thị trường tài chính Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại và bị bao chìm bởi lạm phát, sáp nhập, cơ cấu,….và do đó cạnh tranh càng ngày trở nên gay gắt. Qua hai tháng tìm hiểu và phân tích tại SACOMBANK - CNBT, phần nào đã cho tôi có được cái nhìn tổng quan về vấn đề rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012. Cũng như các ngân hàng khác, SACOMBANK - CNBT cũng chịu nhiều tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, vẫn còn có những hạn chế nhất định khiến cho rủi ro vẫn tồn tại trong Chi nhánh.

Hiểu được mình cần làm gì, nên qua các năm Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, nghiên cứu các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 57 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

tín dụng và đạt được những thành công nhất định. Chi nhánh đang ngày càng ngày nỗ lực để đạt được những mục tiêu của mình trong vấn đề quản lý rủi ro. Và có thể khẳng định, SACOMBANK - CNBT đang đi đúng hướng và đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong khu vực quận Bình Thạnh cũng như trong hệ thống SACOMBANK.

Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 58 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w