Những biện pháp hạn chế rủi ro của SACOMBANK

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 51)

Hoạt động của SACOMBANK - CNBT chịu tác động trực tiếp từ hoạt động của ngân hàng mẹ thông qua những quy định về chính sách tín dụng, các phương thức và sản phẩm cho vay. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012, tình hình rủi ro tín dụng của SACOMBANK cũng có những dấu hiệu xấu đi, chính vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp mới nhằm cải thiện tình hình rủi ro hiện tại và tương lai.

Thứ nhất, Ngân hàng cần nâng cao hệ thống thông tin ngân hàng lõi TCBS để cho các chi nhánh và phòng giao dịch có sự liên kết tốt nhất trong hoạt động tín dụng. Đồng thời, nâng cao tính bảo mật cho hệ thống tránh việc thông tin khách hàng bị rò rỉ ra bên ngoài làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng cũng như có thể phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu vi phạm.

Thứ hai, cần xây dựng mô hình thẩm định của nhóm lĩnh vực hoặc ngành trọng điểm và dữ liệu tham khảo thông tin định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định tín dụng trên toàn hệ thống nhằm rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao chất lượng tín dụng.

Đồng thời xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, nghiên cứu những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cần có những biện pháp mới tạo độ tin cậy và mang lại lợi ích cao, tạo uy tín tới khách hàng, tránh những trường hợp làm suy giảm lòng tin, tạo động cơ gây nên rủi ro của khách hàng.

Thứ ba, ban hành biểu lãi suất cho vay căn cứ giá trị khoản vay quy về tài sản có rủi ro và tăng theo rủi ro tín dụng, giảm theo thu nhập đem lại từ số dư tiền gửi và phí để đảm bảo tỉ lệ thu nhập/ vốn cổ đông bị chiếm dụng của mỗi khách hàng phù hợp với kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận;

Bên cạnh đó nghiên cứu và đưa ra những chỉ tiêu phù hợp tới từng chi nhánh và phòng giao dịch trong mạng lưới Ngân hàng, tránh việc đặt ra chỉ Lớp k09404A SVTH : Mai Thị Trà My

Báo cáo thực tập 51 GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

tiêu quá cao khiến cho nhiều chi nhánh và phòng giao dịch vì để thực hiện chỉ tiêu đã vi phạm các nguyên tắc trong hoạt động cho vay, khiến cho nhiều khoản nợ có dấu hiệu rủi ro tăng cao.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ của nhân viên cũng như nâng cao hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng để có thể khen thưởng và kỷ luật kịp thời trong các tình huống , góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng;

Biện pháp cuối cùng là cần chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để có sự liên kết khi gặp những trường hợp cần đến sự giúp đỡ của các ngân hàng khác. Tạo mạng lưới vững mạnh giữa các ngân hàng trong nước để hạn chế những rủi ro mang tính hiệu ứng gây nên.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 51)