3. Các rủi ro xuất phát từ môi trường ngoà
2.4.2. Yếu tố từ môi trường vĩ mô
2.4.2.1. Các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa của chính phủ và các ngành liên quan chưa đồng bộ.
Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động TTQT tại ngân hàng, khi các hoạt động này càng phát triển thì kim ngạch thanh toán qua ngân hàng càng cao. Hiên nay, chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu Việt Nam đã có nhiều thay đổi và có tác dụng khuyến khích xuất nhập khẩu phát triển. Tuy nhiên những quy định này vẫn còn một số hạn chế làm nảy sinh nhiều khó khăn bị động doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, quyền XNK chưa thực sự mở rộng cho các doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề này hoạt động
XNK Việt Nam sẽ sôi động hơn, điều này không những thu hút được nguồn ngoại tệ về cho đất nước mà còn tạo cho hoạt động TTQT tại ngân hàng phát triển mạnh hơn. 2.4.2.2. Chưa có luật riêng của Việt Nam điều chỉnh các phương tiện thanh toán quốc tế như séc, hối phiếu, lệnh phiếu.
- Đối với séc, hiện nay ở nước ta việc sử dụng séc làm phương tiện thanh toán đang chịu sự chi phối bởi hai nguồn văn bản khác nhau, séc trong thanh toán quốc tế được áp dụng theo luật thống nhất về séc và séc trong thanh toán nội địa được áp dụng theo các văn bản pháp quy do ngân hàng Nhà nước ban hành. Để thống nhất một nguồn văn bản pháp lý chung có thể vận dụng và áp dụng chung cho cả séc thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế.
- Đối với hối phiếu, hiện nay cũng chịu sự chi phối bởi hai nguồn văn bản pháp lý khác nhau, hối phiểu sử dụng trong thanh toán quốc tế được áp dụng treo luật thống nhất về hối phiếu theo Công ước Genever 1930 ULB, hối phiếu trong nước cũng đang chịu sự chi phối bởi pháp lệnh về Thương phiếu số 17/1999/ PL UBTVQ 1110.
Như vậy là thiếu tính đông bộ và hệ thống, cần khắc phục các bất hợp lý trên.
2.4.2.3. Việc áp dụng phương thức thanh toán TDCT trong TTQT và trong nước được xử lý theo hai nguồn văn bản khác nhau
Trong thanh toán quốc tế được áp dụng theo thông lệ quốc tế UCP và URC còn trong nước thì xử lý theo quy định của quyết định về thể lệ thanh toán qua ngân hàng. Chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cho việc xử lý các vi phạm liên quan đến nghiệp vụ này. Hiện nay với xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng yêu cầu phải có một luật chung điều chỉnh cho cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng thương mại của người mua và người bán trong giao dich TDCT giữa các ngân hàng.