Các dạng rủi ro thường gặp trong quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư TDCT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Agribank CN Hải Phòng (Trang 33 - 39)

tế bằng thư TDCT

2.4.1.1. Rủi ro xuất phát từ phía khách hàng của Agribank

Các khách hàng của Agribank nói riêng và các nhà XNK của Việt Nam nói chung đều chưa thực sự hiểu rõ vể các quy trình cũng như quy định trong các giao dịch thương mại quốc tế. Đặc biệt là khó khăn trong việc lập ra bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện của thư tín dụng khi mà bản thân lại chưa biết gì về nó. Trong thực tiễn thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C bằng thư tín dụng, thanh toán viên ngân hàng đã gặp không ít trường hợp không thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chứng từ hoặc buộc phải từ chối không thanh toán cho khách, lý do là người xuất khẩu tuy đã được nhắc nhở song vẫn không nộp chứng từ kịp thời hay lập bộ chứng từ không khớp với thư tín dụng như mô tả sai hoặc không đầy đủ về hàng hóa. Do đó, khách hàng là nguồn rủi ro khá lớn cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế qua phương thức TDCT, ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng với tư cách là người tư vấn, bảo vệ khách hàng.

a) Rủi ro nghiệp vụ.

Đây là rủi ro thường xuyên xảy ra đối với các ngân hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán TDCT tại Việt Nam. Bởi vì, phương thức này đòi hỏi rất nghiêm ngặt về tính phù hợp của bộ chứng từ, phù hợp với tiêu chuẩn, tập quán quốc tế nên một sai sót nhỏ cũng có thể tiềm ẩn rủi ro. Thực tế có đến gần 70% bộ chứng từ do doanh nghiệp Việt Nam lập ra khi xuất trình đều không hoàn hảo. Do các doanh

nghiệp XNK đã không thực hiện đúng các quy định của L/C và lập bộ chứng từ không hoàn hảo.

• Trong thanh toán L/C hàng xuất khẩu:

Tại Agribank hầu hết những bộ chứng từ gửi đến thanh toán hàng xuất khẩu đều

mắc phải những sai sót. Những sai sót thường gặp như: sai tên, địa chỉ, số lượng... đến sai sót như thiếu số loại chứng từ, chứng từ sai khác với L/C, chứng từ không thống nhất với nhau hay hối phiếu ghi sai tên người ký phát... Vì vậy mà việc thanh toán không thể thực hiện được do bộ chứng từ không phù hợp. Thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chứng từ phải sửa chữa lại nhiều lần.

Một số lỗi thường gặp trong bộ chứng từ xuất trình thanh toán hàng XK tại NH Agribank :

- L/C yêu cầu vận tải đơn lập theo lệnh của NHPH, trên mục Consignee ghi:

Made out to order of Issuing Bank, nhưng giấy chứng nhận xuất sứ mục Consignee lại

ghi: Made out to order of Carasoft Co., Ltd (người nhập khẩu).

- Mô tả hàng hóa trong hóa đơn và giấy chứng nhận đóng gói không thống nhất với nhau. Giấy chứng nhận đóng gói chỉ ghi trọng lượng, số lượng, mã hàng và số hóa đơn thương mại tương ứng không có mô tả hàng hóa.

- Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập (chữ ký và con dấu).

- Số hiệu container hay lô hàng không khớp với chứng từ khác như: bảo hiểm, hóa đơn...

- Trên chứng từ bảo hiểm (Insurance policy/Declaration to open policy), không nêu tổ chức giám định hàng hóa hoặc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định của L/C.

• Trong thanh toán L/C hàng NK:

Mặc dù Agribank chỉ đóng vai trò là NHPH, thực hiện kiểm tra bộ chứng từ được phía nước ngoài gửi đến. Vì bộ chứng từ đã được phía nước ngoài kiểm tra nên tỷ lệ bộ chứng từ có lỗi khi đến Ngân hàng là ít hơn hẳn so với thanh toán TDCT hàng xuất. Tuy nhiên, vẫn khó tránh khỏi một số rủi ro về số lượng chứng từ và mâu thuẫn

giữa các chứng từ. Dưới đây là một số lỗi về bộ chứng từ xuất trình mà Agribank thường gặp trong thanh toán hàng nhập khẩu:

- Bộ chứng từ được xuất trình muộn: Trường hợp L/C quy định ngày hết hạn hiệu lực mà không quy định thời hạn xuất trình chứng từ, thì thời hạn xuất trình chứng từ phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nhưng không được muộn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng. Tuy nhiên khách hàng lại xuất trình bộ chứng từ quá muộn đến Ngân hàng, sát với ngày hết hiệu lực của L/C.

- L/C yêu vầu người bán phải xuất trình 3B/L và 2 bản C/O gốc nhưng Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chỉ tới mỗi loại một bản.

- Chứng từ bảo hiểm chỉ gửi có một bản là “original” còn lại là bản “copy” nhưng trong bộ chứng từ gửi lại có hai bản đều thể hiện là “original” trên bề mặt.

Tuy nhiên những sai sót về mặt số lượng cũng không nhiều và cũng không quá nghiêm trọng. Điều cần chú ý ở đây là thanh tra viên phải kiểm tra được sự phù hợp về nội dung của các chứng từ được yêu cầu xuất trình với L/C.

b) Rủi ro đạo đức.

Trong hoạt động TTQT đôi khi chính khách hàng là người gây ra các rủi ro, họ đã cố tình thông đồng với nhau để lừa ngân hàng, gây cho ngân hàng các rủi ro tín dụng, giảm uy tín của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng trước khi tiến hành hoạt động cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình xem họ có đủ tư cách và khả năng thực hiện hoạt động xuất khẩu hay không nhằm tránh những rủi ro cho ngân hàng.

- Doanh nghiệp nhập khẩu.

+ Do doanh nghiệp nhập khẩu đã vi phạm cam kết với Ngân hàng, không thực

hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định.

Ngân hàng Agribank cũng đã chịu nhiều thiệt hại trong việc mở L/C NK trả

chậm, các doanh nghiệp sau khi nhận hàng kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng thanh toán hoặc đang trong vòng tố tụng, nên đến hạn không thể thanh toán cho Ngân hàng. Nhiều trường hợp Ngân hàng đứng ra trả tiền thay cho khách hàng để bảo vệ uy tín và tuân thủ thông lệ quốc tế. (Theo điều 7 – UCP 600, thì NHPH phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng ngay cả khi người mua mất khả năng

thanh toán hoặc phá sản do kinh doanh thua lỗ). Do đó, rủi ro mất vốn của Ngân hàng là rất cao vì khả năng thu hồi tiền rất mong manh.

2.4.1.2. Rủi ro xuất phát từ ngân hàng Agribank

Trình độ cán bộ của Agribank còn nhiều hạn chế. Cán bộ thanh toán còn thiếu những hiểu biết về luật pháp và những thông lệ quốc tế cũng như trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Do vậy dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện hoạt động như trong công tác kiểm tra chứng từ, chiết khấu cho khách hàng…

 Đối với L/C nhập khẩu: Các khâu trong giao dịch L/C nhập khẩu đã xuất hiện rủi ro nghiệp vụ, đó là:

- Thứ nhất, rủi ro trong khâu soạn điện mở, sửa đổi, thanh toán L/C. Đây là khâu quan trọng bởi L/C sau khi phát hành ra thì NHPH phải cam kết việc thanh toán cho một bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Vì vậy, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. Các lỗi cụ thể như:

+ Thanh tra viên đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hàng hóa trong L/C hay liệt kê thiếu chứng từ yêu cầu xuất trình, gây tốn kém chi phí sửa đổi và làm giảm ủy tín của ngân hàng.

+ Thanh tra viên khi làm điện thanh toán ghi sai ngày giá trị hiệu lực 1 năm sau và đã phải điện sửa đổi nhưng bị chậm thanh toán 1 ngày và bị phạt 150USD vào tháng 3 năm 2012. Hay trường hợp thanh tra viên đánh sai số tiền là 18.345USD thay vì 18.354USD và phải điện làm lại bổ sung số tiền còn thiếu.

- Thứ hai, rủi ro trong khâu kiểm tra chứng từ, thông báo sai sót:

+ Chậm trễ trong việc kiểm tra bộ chứng từ: Thời điểm chuyển giao giữa UCP 600 và UCP 500 cũng là thời điểm xảy ra nhiều lỗi trong khâu kiểm tra chứng từ nhất. Đặc biệt là sự nhầm lẫn về thời gian quy định cho ngân hàng kiểm tra chứng từ chỉ còn 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày làm việc ngân hàng của UCP 500. Do đó, trường hợp Thanh tra viên vì quen với nếp làm việc 7 ngày nên đã quên không thanh toán bộ chứng từ hoàn hảo trong vòng 5 ngày làm việc cho phép và bị ngân hàng nước ngoài phạt lãi trả chậm.

 Đối với L/C xuất khẩu:

- Do không cẩn thận trong kiểm tra chứng từ, thanh tra viên đã không phát hiện ra lỗi sai sót của bộ chứng từ để thông báo kịp thời cho khách hàng sửa đổi nên khi gửi chứng từ ra nước ngoài thường bị từ chối thanh toán.

- Sau khi gửi bộ chứng từ ra nước ngoài, thanh tra viên không theo dõi để trà soát khoản tiền thanh toán, để tình trạng NHPH quá thời gian cho phép 5 ngày làm việc ngân hàng mà không có trả lời về bộ chứng từ.

Ngoài ra, rủi ro tác nghiệp trong hoạt động thanh toán TDCT còn xảy ra giữa các phòng ban, giữa các Chi nhánh với Hội Sở Chính, khi mà quy trình TTQT chưa tách bạch trách nhiệm của phòng Quan hệ khách hàng với bộ phận TTQT và cách tác nghiệp giữa các phòng ban nên gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện.

2.4.1.3. Rủi ro xuất phát từ môi trường trong nước và quốc tế

Sự biến động của môi trường kinh tế, pháp lý và thị trường tài chính là nguyên nhân khá quan trọng gây ra rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của Agribank. Các quy định của pháp luật áp dụng cho hoạt động thanh toán bằng L/C có thế gây ra các tranh chấp, do đó mà rủi ro trong hoạt động thanh toán là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tài chính có thể gây ra các rủi ro về lãi suất, tỷ giá...gây thiệt hại cho Agribank trong quá trình hoạt động thanh toán L/C.

Sự thay đổi kinh tế, chính trị của nước bạn hàng và môi trường kinh doanh quốc tế. Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng như thay đổi về quy dịnh dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, phí xuất nhập cảnh, sự thay đổi lãnh đạo hay quan điểm của các Đảng phái sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa thuận giữa các bên.

Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán, gây thiệt hại cho các bên tham gia trong đó có ngân hàng.

Agribank đã lập ra bảng danh mục rủi ro nhằm liệt kê một cách có hệ thống những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động thanh toán quốc tế từ đó có kế hoạch theo dõi giám sát và có biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ro nếu xảy ra.

Bảng 2.6: Bảng danh mục rủi ro Agribank 2011- 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Agribank CN Hải Phòng (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w