Kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007).pdf (Trang 75 - 84)

1. Trồng trọt

3.1. Kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên

nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên

Trước hết, thực hiện Nghị quyết chuyên đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn của Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong việc tập trung thực hiện các chương trình kinh tế kỹ thuật có mục tiêu, các dự án trọng điểm trong nông, lâm nghiệp mà tỉnh đề ra như chương trình lương thực, chương trình cây ăn quả, chương trình chăn nuôi, chương trình bảo về vật nuôi, cây trồng, chương trình trồng rừng, chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình định canh, định cư, chương trình 135…đã làm cho sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong những năm qua đạt 7,6%/năm về giá trị sản xuất. Đây là tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân của cả nước, sự tăng trưởng như trên đã làm tăng giá trị sản xuất của ngành trên một nhân khẩu nông nghiệp bình quân từ 1,6 triệu dồng (năm 1997) lên 2,4 triệu đồng (năm 2003) 3,1 triệu đồng (năm 2007) tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong 10 năm qua vượt xa tốc độ tăng trưởng trong những năm trước đó, đạt trên 10%, nhất là giai đoạn 2001 - 2007 đạt bình quân 12 - 13%. Tốc độ tăng trưởng này thể hiện nỗ lực to lớn của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, điều đó có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc trên con đường đổi mới và đẩy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa thị trường có nhu cầu và có giá trị kinh tế cao giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đây là xu thế chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực, tiến bộ. Trong ngành trồng trọt, tỷ trọng nhóm cây lương thực giảm, tăng nhanh tỷ trọng nhóm cây công nghiệp, cây rau, hoa quả. Sự chuyển dịch cơ cấu như vậy là phù hợp với xu thế chung của cả nước và khai thác được lợi thế so sánh của tỉnh, bước đầu đã hình thành hình thành bước đầu một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung: vùng thâm canh lúa hàng hóa, vùng sản xuất ngô hàng hóa, vùng sản xuất chè đặc sản, vùng nhãn, vùng vải, vùng sản xuất thuốc lá, vùng sản xuất rau và trồng hoa. Trong ngành chăn nuôi đã khai thác được lợi thế của tỉnh đã phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, do đó tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm tăng nhanh. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên đã diễn ra trên diện rộng và trong nhiều lĩnh vực, như chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch sử dụng đất có hiệu quả. Chính có sự đa dạng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã giúp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đạt kết quả cao như đã trình bày ở trên.

Kết quả phát triển kinh tế trang trại của tỉnh đã khẳng định bước đi đúng đắn và khai thác được lợi thế so sánh trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho một bộ phận hộ gia đình.

Ba là, hơn 10 năm qua, do huy động nhiều nguồn lực, tỉnh đã đẩy mạnh quá trình ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, nông thôn. Số lượng máy móc nông nghiệp được trang bị cho nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân ngày càng tăng, nhất là các khâu: thuỷ lợi, làm đất, tuốt lúa, xay xát, vận tải... nhiều công việc trong sản xuất được cơ giới hóa, giảm nhẹ cường độ và thời gian lao động cho nông dân. Do đó, người dân có điều kiện để mở mang ngành nghề, phát triển các hoạt động kinh tế khác ngoài nông nghiệp. Trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động trong các ngành kinh tế ở nông thôn đã được nâng cao. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học ngày càng rộng rãi. Nhiều loại giống mới có năng suất, chất lượng và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt được triển khai trên diện rộng, đồng thời tạo điều kiện luân canh, xen canh, tăng vụ, và do đó đạt được mức tăng nhanh về năng suất, sản lượng về giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Việc ứng dụng công nghệ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nông thôn, trong các làng nghề cũng được người dân tiếp thu, thực hiện vì vậy cũng tạo ra được sự đột phá về năng suất lao động.

Bốn là, quan hệ sản xuất trong nông thôn Thái Nguyên được củng cố, có chuyển biến theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó kinh tế hộ, kinh tế trang trại cùng với kinh tế hợp tác xã đang từng bước đi vào hoạt động theo hướng ngày càng có hiệu quả. Hợp tác xã hoạt động theo luật tăng lên, đảm nhận những công việc dịch vụ đầu vào, đầu ra và hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ nông dân. Kinh tế nhà nước tiếp tục được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng chỉ tồn tại những khâu, những việc mà các thành phần kinh tế khác không làm được. Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh ở nông thôn Thái Nguyên đã cho phép khai thác và phát huy được các tiềm năng, lợi thế của địa phương để tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Năm là, hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm trại kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được đầu tư đúng mức: hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo điều kiện giao lưu, vận chuyển hàng hóa nông, lâm sản. Hệ thống công trình thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 25.000 ha lúa vụ đông xuân, 34.000 ha lúa vụ mùa, 16.500 ha hoa màu và trên 2.500 ha chè vụ đông. Hệ thống cung cấp nước sạch, điện nông thôn cũng ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân, ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghề nông thôn, cơ giới hóa trong nông, lâm nghiệp ngày càng phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu của Thái Nguyên so sánh với cả nƣớc năm 2007

Chỉ tiêu Đơn vị Thái Nguyên Cả nƣớc

1. Tốc độ tăng trưởng GDP % 12,46 8,4

2. Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) % 100 100 - Nông nghiệp % 24,72 20,7

- Công nghiệp xây dựng % 38,76 41,1

- Dịch vụ % 36,52 38,5

3. GDP bình quân/người Tr.đồng 8,36 10,1

4. Kim ngạch xuất khẩu/người USD 53.023 304,6

5. Tỷ lệ dân thành thị % 13 26,3

6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 28 26

7. Tỷ lệ hộ đói nghèo % 20,65% 7,0

8. Bác sỹ/vạn dân bác sĩ 7,6 5,8 9. Giường bệnh/vạn dân giường 30,8 12,5

Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tích cực. Hàng vạn việc làm mới tạo ra đã làm giảm bớt sự căng thẳng, bức xúc trong nông thôn; thu nhập và đời sống của dân cư ngày càng được nâng lên; dân chủ hóa ở nông thôn được quan tâm, mở rộng; bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ rệt.

Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được

Có nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông thôn của các cấp, các ngành mà trước hết là Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời đề cao công tác tuyên truyền vận động nhân dân, được nhân dân hưởng ứng đồng tình ủng hộ và thực hiện theo chủ trương, đường lối đó.

Tỉnh đã xây dựng được quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp sát với tình hình thực tế của địa phương, của từng vùng trong từng thời gian và cả thời kỳ có tính chiến lược lâu dài, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch, bám sát mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, trong từng thời gian có sự bổ sung sát với tình hình thực tế.

Đã phát huy được lợi thế, tiềm năng của tỉnh, nội lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội cho đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Có sự quan tâm, ủng hộ, sự chỉ đạo giúp đỡ của các bộ ngành Trung ương; sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào địa bàn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những năm qua.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được là rất quan trọng, song trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên còn những hạn chế, nhược điểm và khó khăn cơ bảnsau đây.

Tiềm năng kinh tế nông nghiệp của tỉnh chưa được khai thác đầy đủ và hiệu quả, quy mô còn nhỏ bé, chất lượng hiệu quả, tính bền vững còn thấp. Nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phân tán, manh mún, lạc hậu, không ổn định và không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Sản xuất hàng hóa còn đơn lẻ, vùng sản xuất hàng hóa tập trung có chất lượng và phục vụ cho chế biến và xuất khẩu còn ít. Tuy cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tiến bộ, song ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, chưa rõ nét, thiếu bền vững, chưa gắn với thị trường. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm ở một số địa phương còn thấp. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn chủ yếu vẫn là thuần nông. Giá trị sản xuất nông nghiệp còn chiếm trên 90%, giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghề nông thôn còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng mang tính hàng hóa cao hiện còn ít, tỷ trọng giá trị sản phẩm cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả trong 3 năm có xu thế giảm. Chưa đạt mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong nông nghiệp.

Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao phát triển chưa nhiều, sự chuyển dịch diện tích đất nông nghiệp hiệu quả kém sang trồng cây, nuôi con có hiệu quả cao diễn ra còn chậm, do đó giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp còn thấp: năm 2007 mới chỉ đạt bình quân 21 triệu đồng/ha.

Dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhất là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, cơ cấu ngành dịch vụ có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp, tăng tỷ trong dịch vụ lâm nghiệp, thủy sản, song hiện nay dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm hơn 90%.

Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển tương đối toàn diện, song tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp chưa rõ nét và thiếu bền vững. Giá trị ngành trồng trọt trong tổng giá trị nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây thực phẩm chưa đạt sự phát triển tương xứng vị trí của nó. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp còn thấp, đạt 28,4% năm 2000 và 39,4% năm 2007. Giá trị thu được trên một ha đất canh tác còn thấp so với tiềm năng và không đạt kế hoạch, đạt 21 triệu đồng/năm, trong khi một số tỉnh có điều kiện như Thái Nguyên đạt từ 50 - 55 triệu đồng/ha. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và hướng dẫn chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao và không bền vững. Tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Trình độ khoa học - công nghệ trong nhiều lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp, nên năng suất, chất lượng nhiều loại nông sản hàng hóa còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ cao để xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp ven đô mới dừng lại ở mô hình, chưa ứng dụng được ở diện rộng do quá trình triển khai còn lúng túng, khó khăn. Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa rõ nét. Số lượng máy móc nông nghiệp chủ yếu trang bị tính bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quân trên một đơn vị diện tích canh tác còn ít, vì vậy tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp còn thấp, đặc biệt cơ giới hóa các khâu cấy, gặt đến nay gần như chưa đưa được vào đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Quy mô của các đơn vị sản xuất hầu hết là nhỏ và quá nhỏ, sản phẩm hàng hóa nhất là hàng tiêu dùng và xuất khẩu đơn điệu, còn mang nặng yếu tố truyền thống, ít có sản phẩm hàng hoá công nghệ cao, bên cạnh đó thị trường hạn hẹp, khả năng cạnh tranh thấp. Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lạc hậu về công nghệ, đơn điệu về sản phẩm, chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng thấp và chưa gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu. Các ngành công nghiệp có thế mạnh về thu hút lao động, nguyên liệu tại chỗ như dệt may, da giày, đồ gia dụng, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn ít ở nông thôn Thái Nguyên.

Ngành nghề nông thôn ở một số nơi phát triển còn mang yếu tố tự phát, công nghệ lạc hậu. Mô hình cụm công nghiệp làng nghề được triển khai và bước đầu đạt kết quả, song công tác tổ chức quản lý, vấn đề thị trường, thương hiệu sản phẩm còn có hạn chế. Các làng nghề còn ít, sự lan tỏa (cấy nghề) còn chậm chạp, khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước chưa mạnh, trình độ quản lý còn hạn chế, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh còn thấp.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng nhất là trong các khu, cụm công nghiệp, ở những nơi mới phát triển ngành nghề thủ công nghiệp đã gây nên ô nhiễm nặng ở mức cao như môi trường không khí, nguồn nước. Tiếng ồn, các loại chất thải rắn, lỏng và khí là những tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Tình trạng lạm dụng các chế phẩm hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã và sẽ gây tác hại to lớn đối với cả người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Các đơn vị kinh tế nhà nước chưa phát huy được chức năng là trung tâm kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giải quyết đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ. Chủ trương “dồn điền, đổi thửa” giữa các hộ nông dân diễn ra chậm, kinh tế hộ và kinh tế trang trại quy mô nhỏ, hoạt động phân tán, vẫn còn mang tính tự phát. Các điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất có lợi thế nhưng chưa được khai thác tốt, do dó số lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007).pdf (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)