Chủ trƣơng của Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007).pdf (Trang 43 - 45)

1. Trồng trọt

2.2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng

Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình đổi mới tư duy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam, nhất là từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) là Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới ở nước ta. Đại hội xác định bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu. Đại hội đã đề ra 3 chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.

Nghị quyết các Đại hội, hội nghị toàn quốc của đảng sau đó đã xác định phát triển toàn diện kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội. Hình thành cơ cấu hợp lý về nông, lâm, ngư, công nghiệp phù hợp với sinh thái từng vùng gắn phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII

(1/1994) đã khẳng định phải hết sức quan tâm đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực; thực hiện thuỷ lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, sinh học hóa; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại. [22]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã xác định: “tăng cường sự chỉ đạo và huy động nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới”. [22]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (04/2006) đã đề ra phương hướng về nông nghiệp, nông thôn: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.[22]

Như vậy, quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đã đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình hình đất nước và đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2007).pdf (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)