4.1. Xác định vùng quy hoạch du lịch sinh thái
4.1.1. Các yêu cầu cần thiết lựa chọn một khu vực để phát triển du lịch
Một khu vực được ưu tiên lựa chọn để phát triển du lịch sinh thái cần phải có một số yêu cầu sau:
- Có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hóa bản địa, có tính đại diện cho một vùng.
- Có tính đại diện cao cho một hoặc vài hệ sinh thái điển hình, với tính ĐDSH cao, có sự tồn tại của những lồi sinh vật đặc hữu có giá trị khoa học, có thể dùng làm nơi tham quan nghiên cứu.
- Gần với những khu du lịch khác trong vùng, để có thể tổ chức một tuor du lịch trọn gói, trong đó khu vực được quy hoạch là một điểm DLST nổi bật và quan trọng.
- Có những điều kiện đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động DLST về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật… và có thể tiếp cận một cách dễ dàng thuận lợi.
4.1.2. Hiện trạng môi trường vùng
Hiện trạng chất lượng môi trường khơng khí: đạt khung quy chuẩn của QCVN
05:2009/BTNMT quy định, trong đó hàm lượng bụi lơ lửng đạt giá trị giới hạn quy chuẩn ( 0,3 mg/m3), còn các chỉ tiêu khác về hàm lượng các khí CO, NO2, SO2 và độ ồn đều nằm dưới mức giá trị giới hạn tiêu chuẩn
Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt: đạt khung quy chuẩn QCVN
08:2008/BTNMT ( cột B ) quy định về các chỉ số pH, BOD, COD, song vượt giá trị giới hạn tiêu chuẩn về chất rắng lơ lửng ( 1,2 lần ), mà nguyên nhân là do nguồn nước mặt ven biển ( tại lưu vực của các con sơng chính ) vượt tiêu chuẩn 1,4 lần. Tuy nhiên, ở quy mơ cục bộ có thể đánh giá là nguồn nước mặt tại các đầm nước lợ ven bờ biển
( nhất là đầm Ơ Loan ) đã bị ơ nhiễm nhẹ bởi các chất hữu cơ, mà nguyên nhân có thể do phân, nước thải phát sinh từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh tại khu vực này chưa được xử lý phù hợp gây nên.
Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm: đạt khung quy chuẩn QCVN
09:2008/BTNMT quy định, song nguồn nước ngầm tại vùng ven biển thường bị nhiễm phèn mặn do ảnh hưởng tác động xâm mặn của thủy triều, cần phải có q trình xử lý phù hợp cho mục đích ăn uống và sinh hoạt của nhân dân
Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ: đạt khung quy chuẩn của QCVN 10:2008/BTNMT ( cột ni thủy sản ) quy định và có chất lượng tốt.
Hiện trạng chất lượng mơi trường đất: tại vùng nông nghiệp, nông thôn và ven biển
chưa được nghiên cứu và đánh giá cụ thể do thiếu hụt các cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường đất, song môi trường đất nông nghiệp và nơng thơn có thể được đánh giá sơ bộ là có nguy cơ bị ơ nhiễm cục bộ do các nguyên nhân sau đây: tuy có nhiền tiến bộ, song cơng tác bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường ( xử lý phân, nước thải và thu gom, xử lý rác sinh hoạt ) cịn có nhiều khó khăn, vướng mắc; cơng tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chưa được giải quyết triệt để; cơng tác phịng trừ dịch hại tổng hợp ( kiểm soát các hoạt động kinh doanh và dư lượng phân bón, hóa chất BVTV sử dụng ) chưa đạt hiệu quả toàn diện yêu cầu.
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên 2006 – 2010 ( Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên )
4.2. Tổ chức không gian du lịch
4.2.1. Các không gian du lịch
Không gian du lịch trung tâm thành phố Tuy Hòa và phụ cận: bao gồm Tp.Tuy Hòa và một số vùng phụ cận thuộc huyện Đơng Hịa, Phú Hịa, Tuy An. Các sản phẩm du lịch chủ yếu:
Sản phẩm du lịch gắn với các tài nguyên du lịch tự nhiên: Nghỉ dưỡng biển: các bãi biển Tuy Hòa, Long Thủy, Bãi Xép, Bãi Môn và các bãi tắm nhỏ trong vịnh Vũng Rô. Du lịch sinh thái gắn với thể thao biển, leo núi tại Đèo Cả - Vũng Rô – Đá Bia – Đập Hàn, Núi Chóp Chài, Mũi Điện;
Sản phẩm du lịch gắn với các tài nguyên du lịch nhân văn: Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa: Tháp Nhạn, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, Bảo tàng Phú Yên…Tham quan, tìm hiểu các làng nghề truyền thống: làng gốm xã Hòa Vinh ( huyện Đơng Hịa ), làng bó chổi đót Mỹ Thành ( huyện Phú Hòa ), làng đan đát Vinh Ba ( huyện Tây Hịa ), làng hịa Bình Ngọc, làng bánh tráng Đơng Bình ( thành phố Tuy Hịa ), các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: ốc đá, vỏ gáo dừa,gỗ, đá cảnh…;
Sản phẩm du lịch gắn với đô thị: Tham quan, mua sắm, du lịch công vụ, du lịch quá cảnh… Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần cho khách trong tỉnh Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lăk. Đặc biệt là người dân Tuy Hòa và người lao động ở khu vực kinh tế Nam Phú Yên trong tương lai;
Trung tâm du lịch: Thành phố Tuy Hịa đóng vai trị là trung tâm của không gian du lịch đồng thời là trung tâm du lịch của tỉnh Phú Yên; Trung tâm thương mại dịch vụ Vũng Rô là trung tâm du lịch hỗ trợ gắn với Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Không gian du lịch biển đảo thị xã Sông Cầu và phụ cận ( Bắc Phú Yên ) bao gồm thị xã Sông Cầu và phần lớn huyện Tuy An, các sản phẩm du lịch chủ yếu:
Gắn với nhân văn: Du lịch tham quan tìm hiểu các giá trị di tích như: Thành An Thổ - nơi sinh đồng chí Trần Phú, địa đạo Gị Thì Thùng, Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương, Chùa Đá Trắng, Nhà thờ Mằng Lăng, khu mộ cổ A Mang, Miếu Cơng Thần, Hành Cung Long Bình,…;
Gắn với tự nhiên: Tham quan các danh thắng: đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, Vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông. Du lịch nghỉ dưỡng biển: bãi Bàng, bãi Nồm, bãi Tràm, bãi Từ Nham, Bãi Ôm, bãi biển Xuân Hải, các bãi biển lớn ở khu vực trung tâm như bãi Bình Sa, bãi An Hải, bãi Phú Thường, bãi Súng. Ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp tại các bãi biển khép kín như bãi Tràm, bãi Nồm, bãi Từ Nham, bãi Ôm, bãi Bàng ( gần gành Đá Đĩa ) và các bãi tắm biệt lập nằm trong Vịnh Xuân Đài. Du lịch thể thao trên biển,
thể thao mạo hiểm như lặn biển, tại các dãy núi sát biển và các cù lao, đảo ven bờ trong Vịnh Xuân Đài, hòn lao Mái Nhà, hòn Chùa, hịn Yến…;
Trung tâm du lịch: Trung tâm chính là thị xã Sơng Cầu với các Vịnh Xuân Đài – Bãi biển Từ Nham – Gành Đá Đĩa. Trung tâm du lịch hỗ trợ là khu vực đầm Cù Mơng, đầm Ơ Loan, hòn lao Mái Nhà, bãi biển Phú Thường, hịn Yến…
Khơng gian du lịch Cao Ngun Vân Hịa ( miền núi phía Tây Bắc của tỉnh ) nằm trọn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, một phần huyện Sơn Hòa và Tuy An:
Gắn với nhân văn: Du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu các giá trị văn hóa dân tộc: tại bn Xí Thoại và Ha Rai… Du lịch “ về nguồn “: tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng và giáo dục truyền thống: Khu lưu niệm Nhà thờ Bác Hồ và các di tích gắn với khu căn cứ cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh Phú Yên;
Gắn với tự nhiên: Du lịch nghỉ dưỡng núi tại cao nguyên Vân Hòa. Du lịch tham quan gắn với các vùng cảnh quan dọc sông Kỳ Lộ. du lịch nghỉ dưỡng suối khống nóng Triêm Đức, Trà Ơ;
Trung tâm du lịch: Cao Nguyên Vân Hòa, đây là điểm dùng chân, lưu trú chính, cũng như cung cấp hậu cần du lịch cho cả không gian. Trung tâm du lịch hỗ trợ là thị trấn La Hai.
Không gian du lịch Sông Hinh và phụ cận bao gồm tồn bộ các huyện Sơng Hinh, Tây Hòa và một phần Sơn Hòa, Phú Hòa. Các sản phẩm du lịch chủ yếu:
Gắn với nhân văn: phát triển du lịch gắn liền với văn hóa các dân tộc, hình thành các tuyến nối liền giữa miền biển và các tỉnh Tây Nguyên, phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch đồng quê, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa ( tham quan các làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số, làng nghề đan lát các vật dụng từ mây tre và các thực vật từ rừng khác…). Tham quan một số bn làng văn hóa của đồng bào các dân tộc ( các bn khu vực huyện Sơng Hinh, Sơn Hịa…); Lễ hội đập Đồng Cam ở Phú Hòa; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh sử dụng các nguồn nước khống
nóng Lạc Sanh ( Tây Hịa ), Phú Sen ( Phú Hòa ). Trước mắt, khu vực Phú Sen đã hội tụ tương đối đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng tắm khống nóng phục hồi sức khỏe.
Trung tâm du lịch: Trung tâm chính là thị trấn Hai Riêng gắn với hồ thủy điện Sông Hinh; Trung tâm phụ trợ là trung tâm thị trấn Củng Sơn, hồ Suối Bùn… gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, hồ thủy điện sơng Ba Hạ và thác Hịa Ngun.
4.2.2. Tổ chức hệ thống các điểm, khu du lịch
4.2.2.1. Hệ thống các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia:
Khu du lịch quốc gia tại khu vực Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, bãi biển Từ Nham:
+ Vịnh Xuân Đài: Tổ chức thành khu du lịch tổng hợp với các loại hình du lịch
thể thao leo núi, lặn biển, đua thuyền, lướt sóng, gắn với các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các bãi tắm trong vịnh;
+ Bãi biển Từ Nham: Đầu tư các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, kết nối với Vịnh Xuân Đài;
+ Gành Đá Đĩa: Đầu tư tơn tạo thắng cảnh, hình thành khu nghỉ dưỡng biển. 4.2.2.2. Khu du lịch địa phương và là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia
Khu du lịch thành phố Tuy Hịa; Khu du lịch đầm Ơ Loan; khu du lịch sinh thái Vịnh Vũng Rô – Đèo Cả - Núi Đá Bia; Khu du lịch sinh thái Krơng Trai; Khu du lịch cao ngun Vân Hịa; Khu du lịch Long Thủy – Hòn Chùa; Khu du lịch Bãi Môn – Mũi Điện; Khu du lịch đầm Cù Mông; Khu du lịch Vũng Lắm…
4.2.2.3. Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương:
- Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương: Núi Nhạn, núi Chóp Chài, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, cụm di tích Nhà thờ Bác Hồ và khu căn cứ kháng chiến tỉnh Phú Yên, di tích Thành An Thổ, di tích Thành Hồ, địa đạo Gị Thì Thùng, di tích Đường số 5, đập Đồng Cam, Nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Từ Quang ( Chùa Đá Trắng ) …
4.3. Xây dựng các điểm cho tuyến du lịch
Từ TP.Tuy Hồ đi về phía Tây khoảng 80 km theo quốc lộ 25, đến địa phận xã Suối Trai và Krơng Pa của huyện Sơn Hồ, du khách sẽ gặp những cánh rừng bạt ngàn của Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai.
Khu BTTN Krông Trai nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng cao nguyên và vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Khu bảo tồn có 2 dạng địa hình chính. Phía đơng và đơng bắc khu bảo tồn có dạng địa hình đồi núi thấp, gồm các đỉnh Mị O (574 m), Hà Gian (431 m), Cà Te (560 m), Hịn Đất (590 m, Hịn ó (574 m) và Hịn Tạo (414 m). Phần cịn lại có dạng địa hình bằng phẳng có rải rác một số đồi thấp với độ cao tuyệt đối khoảng 150 m.
Các con suối phía đơng khu bảo tồn chảy về sơng Đà Rằng. Cịn các suối ở phía tây chảy vào sơng Ba. Hầu hết các con suối này đều trở thành suối cạn trong mùa khơ, trừ một diện tích nhỏ là đầm lầy ở phía tây nam của khu bảo tồn.
Khu bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên trên 22.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 12.340 ha. Nơi đây có những hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây dãy Trường Sơn, nên hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng.
Trong khu bảo tồn có 3 kiểu thảm thực vật chính là: rừng kín thường xanh (1.003 ha), rừng nửa rụng lá (7.111 ha) và rừng rụng lá (7.891 ha). Ngoài ra, trong khu bảo tồn cịn có các sinh cảnh khác như trảng cỏ, trảng cây bụi và đầm lầy (Anon. 1990).
Rừng kín thường xanh phân bố ở các đỉnh cao với ưu thế thuộc về các loài trong họ Dầu Dipterocarpaceae và họ Đậu Fabaceae. Rừng nửa rụng lá phân bố ở các khu vực có độ cao thấp hơn rừng thường xanh và là đối tượng phát rừng làm nương rẫy, cháy rừng và khai thác gỗ. Trong kiểu rừng nửa rụng lá, ưu thế thuộc về các loài Săng lẻ Lagerstroemia calyculata và Thành ngạnh Cratoxylon formosum. Rừng rụng lá phân bố rải rác trong khu vực với ưu thế thuộc các loài Quành quạch Dalbergia nigrescens,
Careya sphaerica, Lòng mang Sterospermum cylindricum và Thành ngạnh Cratoxylon formosum (Anon. 1990).
Khu hệ thực vật của Krông Trai 236 lồi thực vật bậc cao có mạch. Các họ có nhiều lồi nhất là họ Thầu dầu Euphorbiaceae, Vang Caesalpiniaceae, Hòa thảo Poaceae, Đậu Fabaceae và họ Trinh nữ Moraceae.
Hình 4.1: KBT TN Krơng Trai
Khu bảo tồn thiên nhiên đã ghi nhận được một số loài đang bị đe dọa toàn cầu như: Trầm hương Aquilaria crassna, Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariensis, Trắc Nam Bộ D.
cochinchinensis, Trắc Trung Bộ D. annamensis. Ngồi ra, trong khu vực cịn có một số
lồi thực vật có giá trị kinh tế cao như các lồi song mây, cây thuốc (Anon. 1990). Bước đầu đã thống kê được 262 lồi động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 50 lồi thú, 182 lồi chim, 22 loài bị sát và 8 lồi lưỡng cư. Các lồi thú đang bị đe dọa trên tồn cầu được ghi nhận trong khu vực gồm có: Bị rừng Bos javanicus, Bị tót
B. gaurus, Cơng Pavo muticus và Trĩ sao Rheinardia ocellata (Anon. 1990). Tuy nhiên,
tình trạng của các lồi trên hiện tại không được rõ. Duckworth và Hedges (1998) cho biết các dấu hiệu cho thấy Bị rừng và Bị tót cịn tồn tại ở Krơng Trai có thể chỉ là "tạm thời". Trước đây, Krơng Trai là khu vực nổi tiếng với loài Cá sấu nước ngọt
Crocodylus siamensis (theo lời Trần Quốc Bảo, 1981), nhưng đến nay khơng có dấu
hiệu nào chứng tỏ lồi này cịn tồn tại trong khu vực.
Trong một chuyến khảo sát vào năm 2003, theo thông tin từ dân địa phương, vào năm 2002, một cá thể Cá sấu xiêm Crocodylus siamensis trưởng thành đã bị bắt ở vùng đầm lầy bên trong khu bảo tồn, và sau đó bị kiểm lâm tịch thu và thả lại (theo lời Lê Trọng Trải 2004). Ngồi ra, cịn cung cấp thông tin về 6 cá thể cá sấu non bị bắt trong năm 2002 (theo Lê Trọng Trải 2004). Thêm vào đó, một con Già đẫy nhỏ
Leptoptilos javanicus, bị bắt trong khu bảo tồn và bị kiểm lâm tịch thu vào năm 2002
hiện vẫn lưu giữ ở Hạt Kiểm lâm huyện (theo Lê Trọng Trải 2004)
Đồng thời, nơi đây vẫn còn bảo tồn nhiều nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (Chăm, ê đê, Ba na): lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ hội mùa, lễ mừng sức khoẻ và các loại hình văn hố nghệ thuật dân gian đặc sắc.
1. Lễ hội đâm trâu: Đây là một trong những lễ hội lớn, đông vui nhất của cộng đồng, thường được tổ chức vào tháng ba hàng năm. Người miền núi Phú Yên quan niệm, khi bản thân và gia đình gặp bệnh tật hoặc hoạn nạn, chữa trị không khỏi thì phải nhờ sự phù hộ, cứu giúp của thần linh (Yàng). Để trả ơn, họ tổ chức lễ hội đâm trâu. Ngoài nghi thức thờ cúng, phần hội của lễ hội đâm trâu bao giờ cũng biểu diễn âm nhạc với những nhạc cụ cổ truyền của từng dân tộc.
2. Lễ bỏ mả : Các tộc người Êđê, Bana, Chăm ở Phú Yên đều có chung quan niệm: trong con người gồm có phần xác và phần hồn. Khi con người chết, chỉ có phần xác là mất đi, còn phần hồn vẫn tồn tại. Do đó, họ tổ chức lễ bỏ mả để cầu cho hồn của người chết vĩnh viễn rời khỏi gia đình và buôn làng, trở về với thế giới của tổ tiên. Từ khi làm lễ bỏ mả, hồn người chết sẽ không quấy rầy, không đòi hỏi những người đang sống phải