HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh phú yên (Trang 36 - 48)

3.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

3.1.1. Khách du lịch

Lượng khách du lịch đến Phú Yên có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng lượng khách bình quân giai đoạn 2007 - 2010 là 37,5%/năm,

trong đó khách du lịch quốc tế là 36,0%/năm và khách du lịch nội địa là 37,5%/năm. Đến năm 2010, tổng lượt khách đến Phú Yên là 312.000 người, trong đó khách quốc tế là 12.000 người (3,8%) và khách nội địa là 300.000 người (96,2%).

Bảng 3.1: Hiện trạng khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2006 – 2010

Khách du lịch 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bình quân (%) Khách quốc tế lưu trú 2.022 4.773 6.517 10.000 12.000 36 Khách nội địa lưu

trú 78.478 115.327 158.795 221.000 300.000

37.5

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên,2010 – Cục Thống Kê Phú Yên

Bảng 3.2 : Ngày lưu trú của khách du lịch ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị : Ngày

Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010

Ngày lưu trú của khách

quốc tế 4.212 7.824 13.265 22.000 30.000

Ngày lưu trú của khách nội

địa 93.829 154.216 201.177 346.000 500.000

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên,2010 – Cục Thống Kê Phú Yên

3.1.2. Doanh thu du lịch

Giai đoạn 2006 – 2010: Lượng khách du lịch đến Phú Yên tăng khá nhanh so với mức trung bình chung của cả nước, doanh thu du lịch thuần túy tăng 65%/năm. Năm 2010, thu nhập du lịch của tỉnh đạt 21,45 triệu USD, giá trị gia tăng ( GDP ) du lịch chiếm 3,6% tổng GDP của tỉnh.

Bảng 3.3 : Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị:USD/người/ngày

Khách du lịch 2006 2007 2008 2009 2010

Chi tiêu của lượt khách

quốc tế 42 45 42 47 46

Chi tiêu của lượt khách

nội địa 29 35 34 33 36

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên,2010 – Cục Thống Kê Phú Yên

Bảng 3.4 : Doanh thu du lịch ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị : Triệu đồng

Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu du lịch 20.296 47.444 92.762 144.000 249.500

3.1.3. Phát triển sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch hiện nay ở Phú n nhìn chung vẫn cịn đơn điệu với những sản phẩm chủ yếu bao gồm tắm biển, nghỉ dưỡng biển, tham quan một số di tích văn hóa lịch sử… Do việc đầu tư phát triển các khu du lịch cịn bất cập, tình trạng chồng chéo, trùng lập sản phẩm du lịch đang diễn ra…,đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn chung của Phú Yên đứng từ góc độ sản phẩm du lịch.

3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở lưu trú: Hệ thống cơ sở lưu trú đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm

2000, cả tỉnh chỉ có 12 cơ sở lưu trú hoạt động với 251 buồng thì đến cuối năm 2010 có trên 100 cơ sở lưu trú du lịch với 2.318 buồng ( gấp 8 lần so với năm 2000), trong

đó có 600 buồng đạt tiêu chuẩn 1 – 2 sao và 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao. Một số dự án đã đi vào hoạt động như : Khách sạn Cendelux – Thuận Thảo ( 5sao ), Khách sạn KaYa và Khách sạn Sài Gòn – Phú Yên ( 4 sao ), Khu du lịch Bãi Tràm, Khu du lịch sinh thái Sao Việt, Khách sạn Long Beach ( theo tiêu chuẩn 3 – 5 sao )..

Bảng 3.5 : Số khách sạn du lịch ở Phú Yên giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: Doanh nghiệp

Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010

Số khách sạn du lịch

Địa phương

quản lý 3.148 5.110 5.741 6.107 7.247 Đầu tư nước

ngoài - 1 1 1 1

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên,2010 – Cục Thống Kê Phú Yên

Cơ sở ăn uống: Đã từng bước hình thành một số khu ẩm thực chế biến các món

ăn đặc sản của địa phương tại Trung tâm Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo, Khu du lịch sinh thái Sao Việt, các cơ sở dọc tuyến đường Sông Cầu – Quy Nhơn, khu rừng dương Thành Lầu – đầm Ô Loan; đường Hùng Vương, đường Bạch Đằng… Nhiều nhà hàng đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới khang trang với các món ăn đặc sản của Phú n. Hiện nay có khoảng 40 phịng ăn, nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú, khu du lịch với khoảng 16.000 chỗ ngồi; có khoảng 50 cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn đáp ứng khoảng 6.000 chỗ ngồi.

Phương tiện vận chuyển: Thành phố Tuy Hoà là trung tâm tỉnh lỵ, cách Thủ

đô Hà Nội khoảng 1200 km, thành phố Hồ Chí Minh 550 km theo tuyến quốc lộ 1A. Du khách đến Phú Yên có thể đi bằng các loại phương tiện: Ơ tơ, tàu hỏa, máy bay.

- Về hàng không: Sân bay Tuy Hoà cách trung tâm thành phố Tuy Hoà khoảng 7 km về phía Nam; Tỉnh đã làm việc với VASCO, Việt Nam Airline tăng tần suất tuyến bay thành phố Hồ Chí Minh - Tuy Hồ - thành phố Hồ Chí Minh lên 7 chuyến/tuần;

mở mới tuyến bay Hà Nội - Tuy Hoà - Hà Nội tần suất 5 chuyến/tuần. Trong dịp 01/4 sẽ tăng thêm chuyến bay để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách.

- Về đường thủy: Cảng Vũng Rơ có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hiện nay đang xây dựng bến cảng thương mại với qui mô lớn;

- Về đường bộ: Đã hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường động lực ven biển từ TP Tuy Hoà đến Gành Đá Đĩa khoảng 35 km và từ TP. Tuy Hịa đi Bãi Mơn – Mũi Điện (mũi Đại Lãnh) – Vũng Rô; tuyến đường từ Quốc lộ IA - Gành Đá Đĩa 14 km; Lực lượng xe khách, xe du lịch, xe chất lượng cao, xe taxi, xe buýt sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách.

Các tiện nghi vui chơi, giải trí: Các khu, điểm du lịch đã chú ý phát triển các

tiện nghi dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú, tuy nhiên nhìn chung số lượng các dịch vụ vui chơi giải trí cịn q ít, chưa đáp ứng được u cầu ngày càng cao của du khách.

3.1.5. Lao động trong ngành du lịch

Lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch tại Phú Yên đến nay đã tăng dần tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển do chất lượng, cơ cấu ngành nghề bất cập; lao động du lịch hầu như chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lao động gián tiếp tập trung ở các lĩnh vực dịch vụ liên quan như ăn uống, vận chuyển khách, bán hàng lưu niệm…

Bảng 3.6: Hiện trạng lao động bình quân ngành du lịch tỉnh Phú Yên Số lao động phân

loại theo trình độ lao động 2006 (*) 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng TB (%) Đại học và trên ĐH 157 231 340 499 735 22,6 Cao đẳng - Trung học 200 294 433 636 936 28,8

Tổng số 695 1.022 1.503 2.210 3.250 32

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Yên

3.2. Tình hình thực hiện các chương trình phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

3.2.1. Chương trình “Ưu tiên đầu tư để đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày một cao của khách du lịch “

• Mặt được:

- Cơng tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch được các cấp các ngành quan tâm thực hiện như:

+ Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua Phú Yên, xây dựng đường tránh qua thành phố Tuy Hịa và thị xã Sơng Cầu,

+ Xây dựng tuyến đường động lực ven biển từ thành phố Tuy Hòa – Long Thủy – gành Đá Đĩa, tuyến đường từ thành phố Tuy Hịa đi Bãi Mơn – Vũng Rơ, + Đường vào khu di tích lịch sử Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh,

+ Nâng cấp Quốc lộ 15,

+ Chuyển tuyến đường ĐT 645 thành Quốc lộ 29 nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên.

+ Đang xây dựng đường từ Quốc lộ 1A đến khu di tích Nhà thờ Bác Hồ + Nâng cấp đường từ Quốc lộ 1A đến khu di tích Đá Bàn

+ Làm đường lên Mũi Điện, đang phối hợp chuẩn bị đầu tư Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả…

Thành phố Tuy Hòa đã tập trung đầu tư hạ tầng và cải tạo mỹ quan đô thị như : xây dựng đại lộ Hùng Vương, cầu Hùng Vương, đường cảnh quan bên bờ bắc sông Đà Rằng; nần cấp sửa chữa đường giao thông nội thị, hè phố, hẻm phố, công viên, quảng trường, hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước….

Năm 2002, Sân bay Tuy Hịa được khơi phục và hoạt động trở lại tuyến bay Tuy Hịa – thành phố Hồ Chí Minh; năm 2009, mở tuyến bay Tuy Hịa - Hà Nội. Hiện nay, hàng ngày đều có các tuyến bay đi Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, lượng khách đi trên các tuyến bay khơng ngừng tăng lên. Dịch vụ vận tải khách đã thu hút nhiều tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ xe khách, xe du lịch, xe chất lượng cao, xe taxi; mở các tuyến xe buýt về trung tâm các huyện, thị xã; số lượng, chất lượng

phương tiện và chất lượng phục vụ hành khách ngày càng được nâng lên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại của khách;

- Hệ thống cơ sở lưu trú đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2000, cả tỉnh chỉ có 12 cơ sở lưu trú hoạt động với 251 buồng thì đến cuối năm 2010 có trên 100 cơ sở lưu trú du lịch với 2.318 buồng ( gấp 8 lần so với năm 2000 ), trong đó có 600 buồng đạt tiêu chuẩn 1 – 2 sao và 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao. Một số dự án đã đi vào hoạt động như : Khách sạn Cendelux – Thuận Thảo ( 5sao ), Khách sạn KaYa và Khách sạn Sài Gòn – Phú Yên ( 4 sao ), Khu du lịch Bãi Tràm, Khu du lịch sinh thái Sao Việt, Khách sạn Long Beach ( theo tiêu chuẩn 3 – 5 sao ).. Tổng giá trị đầu tư hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên 2.000 tỷ đồng.

• Mặt chưa được:

- Kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội được đầu tư tăng nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch;

- Công tác lựa chọn cấp phép nhà đầu tư một số dự án phát triển du lịch chưa chặt chẽ; một số dự án được cấp phép đầu tư nhưng khơng triển khai; một số cơng trình, dự án cịn kéo dài thời gian hồn thành, cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cịn một số bất cập;

3.2.2. Chương trình “ Đầu tư quy hoạch xây dựng các khu vui chơi giải trí và du lịch “

• Mặt được:

- Cơng tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch được chú trọng. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 1997 – 2010, đã tiến hành quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết 3 cụm du lịch ven biển Phú Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 gồm : cụm du lịch huyện Đơng Hịa, cụm du lịch thành phố Tuy Hòa và vùng phụ cận, cụm du lịch huyện Sông Cầu ( nay là thi xã Sông Cầu ). Việc thu hút các dự án đầu tư và chấp thuận địa điểm đầu tư được thực hiện theo quy hoạch đã được duyệt.

- Đã hình thành các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí như: Khu du lịch sinh thái Sao Việt, Khu du lịch Bãi Tràm, Khu du lịch sinh thái Bãi Bầu, Khu du lịch sinh thái

Đá Bia, Khu Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo, Câu lạc bộ Phù Đổng, khu ẩm thực rừng dương Thành Lầu – đầm Ơ Loan…;

• Mặt chưa được:

- Chưa quy hoạch chi tiết khu núi Chóp Chài, Núi Nhạn. Số lượng khu, điểm vui chơi giải trí chưa nhiều, dịch vụ chưa phong phú;

- Chất lượng phục vụ ở một số khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động kinh doanh lữ hành chưa mạnh; chưa tạo được sự liên kết thường xuyên với các tỉnh trong khu vực để hình thành tour du lịch thu hút khách trong nước và quốc tế.

3.2.3. Chương trình “ Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng về nhân văn, lịch sử, văn hóa của tỉnh để phục vụ du lịch “

• Mặt được:

- Việc bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống, văn hóa các dân tộc thiểu số được chú trọng. Cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương, hằng năm tỉnh đã bố trị ngân sách để đầu tư tôn tạo, nâng cấp một số di tích lịch sử - văn hóa như: Khu di tích Nhà thờ Bác Hồ, Di tích Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, Di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương, Di tích Thành An Thổ - nơi sinh đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư đầu tiên của Đảng CSVN, Khu di tích Tàu khơng số - Vũng Rơ; xây dựng cơng viên Núi Nhạn, Đài tưởng niệm Núi Nhạn, Bảo tàng tỉnh…;

- Đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận thêm 8 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Đến nay Phú Yên có 18 di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng cấp quốc gia.

- Đã thực hiện một số đề tài, dự án nghiên cứu về văn hóa phi vật thể như: Nhận diện người Chăm ở Phú Yên; Lễ bỏ mả của người Chăm; Truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Phú Yên; Nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc dân gian các dân tộc, thiếu số Phú Yên; Sưu tầm, bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người Chăm H’roi; Sưu tầm những bài ca dân gian, nhạc truyền thống ở Phú Yên; Nghiên cứu đặc trưng của Di sản văn hóa đá ở Phú n; Lễ hội sơng nước Phú Yên…; - Một số lễ hội văn hóa truyền thống đã được khơi phục, duy trì và tổ chức với quy mơ,

chất lượng ngày càng cao như: Lễ hội sông nước Tam Giang, các lễ hội đua thuyền đầm Ô Loan, sông Đà Rằng, Lễ hội Đền Lê Thành Phương, Lễ hội Đền Lương Văn

Chánh, Hội thơ Nguyên tiêu Núi Nhạn, Hội đua ngựa Gị Thì Thùng, Lễ hội cầu ngư và một số lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số…

- Đã hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa bn Gia Dù ( xã Xuân Lãnh, Đồng Xuân ); Buôn Lé A ( xã Krông – Pa, Sơn Hịa ) theo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.

- Đã tổ chức một số hoạt động văn hóa nghệ thuật cấp tỉnh và khu vực như: Ngày hội Văn hóa – Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Phú Yên năm 2007 , 2009; Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung và miền Đông Nam Bộ năm 2006, Năm du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2011,…;

- Một số đoàn nghệ thuật, câu lạc bộ đã xây dựng các chương trình nghệ thuật như: hát tuồng, hát bài chịi, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, sẵn sàng phục vụ khi có nhu cầu của các đơn vị kinh doanh du lịch; Tổ chức các trại sáng tác văn học, nghệ thuật: nhạc, thơ, mỹ thuật, nhiếp ảnh; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật chuyên đề nhân tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch tại Phú Yên;

- Một số cơ sở tôn giáo như chùa Bửu Lâm, chùa Bảo Tịnh, chùa Hồ Sơn, chùa Đá Trắng, nhà thờ Mằng Lăng…đang được đầu tư tôn tạo đã thu hút khách đến tham quan trong những dịp lễ, hội;

Các hoạt động trên đã góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa, làm phong phú các sản phẩm du lịch Phú Yên.

• Mặt chưa được:

- Chưa xây dựng khu lưu niệm căn cứ địa cách mạng, địa đạo Gị Thì Thùng ( An Xuân ), Nhà lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tại Tp.Tuy Hòa, Cụm lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Định trong khn viên Khu du lịch Gió Chiều, đầu tư hạ tầng phát triển du lịch sinh thái buôn La Diêm ( huyện Sơng Hinh ), bn Xí Thoại ( huyện Đồng Xuân ) gắn với tuyến du lịch;

- Chưa xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật hát dân ca bài chịi, hị khoan trên sơng Chùa;

- Kinh phí đầu tư tơn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ

Một phần của tài liệu xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh phú yên (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w