Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy vai trò thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 74)

2001 – 2005

2.2.Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò

vai trò thanh niên trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010

2.2.1. Bối cảnh lịch sử

Ngày 18/4/2006, Đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam long trọng khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội diễn ra trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân vừa kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đ u tiên của thế kỷ XXI. Trong 5 năm ấy, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nước ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực vượt bậc đưa đất nước vững bước trên con đường tiến lên CNXH.

Với chủ đề của Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra kh i tình trạng kém phát triển”, Đại hội X của Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) và nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới (2006 - 2010); đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng; b u Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị với tiêu đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH - HĐH đất nước; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực

hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội sớm đưa nước ta ra kh i tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [24, tr.631]. Đại hội khẳng định: Hai mươi năm qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đã đạt được chứng t đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng t hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Tại Đại hội X, Đảng khẳng định “tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới” - một chủ trương được toàn dân ủng hộ và dư luận quốc tế đánh giá cao.

Đại hội đã thông qua mục tiêu và phương hướng tổng quát của giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra kh i tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để thực hiện tốt mục tiêu và phương hướng tổng quát nêu trên, Đại hội đưa ra các nhiệm vụ cụ thể:

- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ t ng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra kh i tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp.

- Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với đặc điểm của đất nước.

- Đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.

- Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.

- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền XHCN.

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội đã b u Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 đồng chí ủy viên chính thức và 21 đồng chí ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nông Đức Mạnh đã được b u lại làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội X cho thấy việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, thực hiện bước hai của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010).

2.2.2. Chủ trương của Đảng trong việc phát huy vai trò thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010 theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010

Tại Đại hội l n thứ X, Đảng chủ trương tiếp tục “bồi dưỡng các giá trị văn hóa cho thanh niên, trong đó coi trọng lí tưởng sống, lối sống, đạo đức, năng lực trí tuệ và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [24, tr.647]. Đảng

ta đã kế thừa những quan điểm cơ bản ở giai đoạn trước về công tác thanh niên, đồng thời có bổ sung thêm những vấn đề mới về đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, tạo việc làm cho thanh niên, đào tạo thanh niên. Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đảng tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời tự chủ, sáng tạo trong việc kiện toàn tổ chức và đổi mới hoạt động của mình trong thanh niên. Đảng quán triệt nhiệm vụ “Thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ góp ph n xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ, đào tạo thanh niên trong lực lượng vũ trang có nghề khi hết thời hạn nghĩa vụ quân sự. Tạo điều kiện cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài về phục vụ đất nước. Thu hút rộng rãi thanh niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách” [24, tr.655]

Năm 2006 cũng là năm bắt đ u thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 với nhiệm vụ cơ bản là xây dựng và triển khai chương trình phát triển thanh niên trên cơ sở kết quả của giai đoạn trước, gồm các chương trình cụ thể về giải quyết việc làm; nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ; giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, nếp sống; nâng cao sức kh e, đời sống tinh th n... Kiện toàn hệ thống chính sách thanh niên; hoàn thành các mục tiêu của chiến lược, tạo nền tảng đẩy mạnh công tác thanh niên của Nhà nước và xã hội trong giai đoạn sau.

Tại Hội nghị Trung ương l n thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (ngày 09/7/2008) Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tổng kết, đánh giá 15 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 04 (khóa VII) “Về công tác thanh niên trong thời kì mới”. Đồng chí đã nhấn mạnh những thành công trong sự

chỉ đạo của Đảng với công tác thanh niên, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế của thanh niên Việt Nam hiện nay. Do vậy, Đảng c n phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên. Bởi đây không chỉ là “trách nhiệm và tình cảm của Đảng, của thế hệ đi trước đối với thanh niên mà còn nhằm bồi dưỡng thế hệ chủ nhân của hiện tại và tương lai đất nước, lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố thúc đẩy sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [30, tr.104].

Trước yêu c u của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi h i phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chính vì vậy, ngày 25/7/2008 Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết số 25-NQ/TƯ “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Từ việc phân tích tình hình thanh niên và công tác thanh niên, việc thực hiện Nghị quyết 04 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết 25 đã chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của công tác thanh niên trong thời gian trước. Trên cơ sở đó, Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH.

Về quan điểm chỉ đạo:

- Đảng đánh giá cao vai trò của thanh niên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên chính là “lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH” [30,

tr.119]. Trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm.

- Việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm lớn lao của cả hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của gia đình, nhà trường và xã hội.

- Đối với công tác thanh niên, Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đoàn vững mạnh là yếu tố quan trọng thúc đẩy Đảng vững mạnh. “Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo” [30, tr.119].

- Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thanh niên đồng thời thể chế hoá đường lối, chủ truơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật chính sách, chiến lược và các chương trình hành động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thế hệ thanh niên mới vừa “hồng”, vừa “chuyên” là sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. “Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên là nội dung quan trọng của công tác Đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [30, tr.120].

Về mục tiêu:

Nghị quyết đã xác định mục tiêu chung là tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chính trị Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang t m thời đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hình thành lớp thanh niên ưu tú, kế tục trung thành

và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; góp ph n to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

Trên cơ sở mục tiêu chung, nghị quyết cũng nêu rõ những mục tiêu cụ thể trong những năm trước mắt, trọng tâm từ 2008 đến năm 2010 là:

- Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên.

- Xây dựng môitrường xã hội lành mạnh để thanh niên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.

- Có chính sách mang tính đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hưởng thụ văn hoá, vui chơi, giải trí của thanh niên.

- Tạo bước chuyển biến mới về chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn, Hội; phát triển các loại hình tổ chức tập hợp thanh niên.

- Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên từ đoàn viên, phấn đấu đạt tỉ lệ ít nhất 70% đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên; bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực trong hệ thống chính quyền Việt Nam.

Để thực hiện những mục tiêu trên, nghị quyết đưa ra nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy sự phát triển phong trào thanh niên và công tác thanh niên trong thời gian tới:

+ Thông qua các hoạt động giáo dục, tăng cường đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ tiếng Anh, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang t m với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới.

+ Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.

+ Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hoá tinh th n, phát triển toàn diện.

+ Coi trọng hơn nữa việc trọng dụng tài năng trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh vực

- Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh thực sự là trường học XHCN của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng.

+ Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức kinh tế- xã hội và gia đình, phối hợp giáo dục, bồi dưỡng, phát huy thanh niên.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy vai trò thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 74)