Những kinh nghiệm và giải pháp chủ yếu 11

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy vai trò thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 117 - 136)

2001 – 2005

3.2.Những kinh nghiệm và giải pháp chủ yếu 11

3.2.1. Những kinh nghiệm

Thứ nhất,Đảng cần phải coi trọng và thường xuyên tổ chức giáo dục lí luận chính trị và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ thanh niên hiện nay để thanh niên hiểu rõ vị trí, vai trò của mình đối với tương lai của đất nước. Từ thực tiễn sinh động cho thấy phong trào thanh niên nước ta luôn là nhân tố năng động và phát triển không ngừng, đi đ u trên mọi mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, nêu cao truyền thống vẻ vang của dân tộc – Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, một lòng trung thành với chế độ, với lí tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Lịch sử chính là một minh chứng hùng hồn cho thấy, với khẩu hiệu “đâu c n thanh niên có, đâu khó có thanh niên” lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam xông pha trên mọi mặt trận chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm với lý tưởng “Tổ quốc trên hết”, “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Cuộc đời đẹp nhất trên trận tuyến đánh quân thù” Với lý tưởng cộng sản đó, trong quá trình đấu tranh cách mạng các thế hệ thanh niên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Tổ quốc giao phó. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, thanh niên luôn là lực lực lượng xung kích, đi đ u với số lượng hùng hậu, chiếm vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhằm phát triển kinh tế xã hội. Với mục tiêu Đảng đề ra: Độc lập dân tộc và CNXH, cho nên trong việc giáo dục lý tưởng cho thanh niên c n phải nâng cao nhận thức cho thanh niên về chủ nghĩa Mác –

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, muốn trở thành một quốc gia giàu mạnh với nền sản xuất hiện đại phải có lớp lao động trẻ, sáng tạo, có ý thức tập thể, kỉ luật lao động cao, phấn đấu vì lợi ích chung. Vì vậy, muốn đưa nước ta ra kh i tình trạng kém phát triển c n giáo dục cho thanh niên phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc: truyền thống yêu nước thương dân, truyền thống đấu tranh bất khuất, truyền thống hiếu học, truyền thống vượt khó đi lên, truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách để thanh niên Việt Nam có bản lĩnh, nghị lực khắc phục mọi khó khăn, chuyên c n, đam mê sáng tạo, nỗ lực thi đua học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học và công nghệ, nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển của văn minh nhân loại. Đây là công việc c n được quan tâm và đ u tư đúng mức, c n triển khai sâu rộng; làm cho thanh niên hiểu được truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng biết ơn đối với thế hệ cha ông, nâng cao lòng tự hào dân tộc. Đồng thời, giáo dục thanh niên tình yêu lao động, yêu con người xã hội chủ nghĩa vì những lý tưởng cao đẹp, vượt qua những cám dỗ đời thường.

Thứ hai, hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về thanh niên, về vai

trò, vị trí khả năng cách mạng của thanh niên đã chứng minh thanh niên là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng không những chiếm số lượng đông trong dân số mà còn là nguồn lực lao động có chất lượng, là đội xung kích cách mạng trong lao động, công tác trong những ngành mũi nhọn, then chốt của đất nước... Song điều quan trọng hơn cả, mang tính quyết định cho sự phát triển của đất nước chính là do thanh niên - thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là lớp người sáng tạo, xây dựng xã hội mới. Do đó, không chỉ coi trọng giáo dục toàn diện “đức, trí, thể, mỹ” mà còn phải tập hợp đoàn kết các tầng lớp thanh niên, phát huy sức trẻ và trí tuệ của thanh niên là vấn đề vừa hết sức cần thiết vừa cấp bách trong tình hình hiện nay.

Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: Thanh niên có phát triển thì dân tộc mới trường tồn. Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí của thanh niên cũng như các vấn đề của thanh niên trong quá trình phát triển của lịch sử và trong từng thời kỳ cách mạng là để hiểu sâu, hiểu kỹ về thanh niên và các vấn đề của thanh niên. Đây chính là tiền đề, là điều kiện hết sức quan trọng để định ra chiến lược, vạch ra đường lối, nội dung, giải pháp giáo dục, bồi dưỡng và tổ chức thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc.

Thứ ba, Đảng cần phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của thanh niên, tin tưởng vào thanh niên, coi thanh niên là một lực lượng không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Các nghị quyết, văn bản, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên đều đã quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò thanh niên và việc phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, đáp ứng được những nguyện vọng chính đáng của giới trẻ. Trong nội dung các nghị quyết cho thấy rõ, Đảng đặt niềm tin rất lớn vào lực lượng thanh niên trong công cuộc đổi mới đất nước. Trước đó, trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thế hệ trẻ là động lực, khích lệ lớn lao đối với thế hệ trẻ lúc bấy giờ, làm cho họ vững tin hơn vào chính bản thân mình, tạo nên sức mạnh có thể “đào núi và lấp biển”. Ở bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, Đảng cũng đều giao cho thanh niên đảm nhận những nhiệm vụ hết sức nặng nề và vinh quang. Đáp lại niềm tin đó, tuổi trẻ Việt Nam đã phấn đấu hết sức để hoàn thành sứ mệnh được giao.

Bước sang giai đoạn cách mạng XHCN, Đảng tiếp tục đặt niềm tin vào thanh niên, đánh giá rất cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, thấm nhu n tư tưởng về chiến lược “Trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương chính sách đối với thanh niên, tập trung vào những vấn đề cơ bản: đoàn kết, xây

dựng và tổ chức thanh niên, phát triển phong trào thanh niên, giáo dục và đào tạo thanh niên, bồi dưỡng thanh niên thành những lớp người vừa “hồng” vừa “chuyên” tạo mọi điều kiện để thanh niên phát triển về thể chất, trí tuệ, đáp ứng những nguyện vọng của thanh niên trong thời kì mới. Kết quả cho thấy, tiếp nối những trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, ngày nay trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, thanh niên Việt Nam đã thể hiện và chứng t bản lĩnh cách mạng, sức trẻ và sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm trên các lĩnh vực lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng là nhân tố có ảnh

hưởng lớn đến lý tưởng, hoài bão và có vai trò phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của thanh niên Việt Nam. Sau khi Đảng vạch ra đường lối đổi mới đất nước và từng bước hoàn thiện đường lối đó thì bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi tích cực, đó cũng là kết quả của sự cố gắng lớn lao của Đảng, Nhà nước, toàn dân (trong đó có lực lượng thanh niên); đồng thời là cơ sở để củng cố niềm tin vững chắc và lí tưởng cho thế hệ trẻ, tạo nên môi trường, khuyến khích thanh niên phấn đấu, vươn lên trong học tập và rèn luyện. Thực tiễn cách mạng nước ta trong 10 năm qua (2001 – 2010) đã thể hiện rõ sự tích cực ủng hộ của thanh niên đối với sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia thực hiện CNH - HĐH đất nước. Trong thời điểm mới đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ, nhiều tấm gương trong học tập, hoạt động khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật, thể thao và công tác xã hội, trong sản xuất kinh doanh, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đại đa số thanh niên nhận thức được trách nhiệm lịch sử của mình trong giai đoạn cách mạng mới, tích cực rèn đức, luyện tài, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc l n thứ XI, Đảng nhấn mạnh phải: Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên

ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp ph n quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ cách đặt vấn đề như vậy của Đảng và thực tế cuộc sống cho thấy, việc nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhằm bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

Những thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là đúng đắn, chủ trương đường lối của Đảng là sáng suốt; từ đó càng làm tăng thêm niềm tin của thanh niên đối với Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Điều này góp ph n to lớn đến việc hình thành lí tưởng cách mạng, niềm tin XHCN, hoài bão của thanh niên trong thời đại mới, là nhân tố phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ với cương vị là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thứ năm, căn cứ vào đặc điểm thanh niên để đề ra những nội dung,

phương thức vận động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh niên qua từng thời điểm cụ thể. Chính nhu c u của đất nước, nhiệm vụ của lịch sử đặt ra cho thanh niên góp ph n tạo môi trường cho thanh niên thể hiện tài năng, sức sáng tạo, nhiệt huyết của tuổi trẻ để cống hiến cho sự phát triển của đất nước, do đó, những quan điểm chỉ đạo của Đảng phải xuất phát từ chính nhu c u, lợi ích của thanh niên, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của thanh niên.

Thanh niên là lực lượng đông đảo với nhiều thành ph n xã hội khác nhau, với trình độ nhận thức khác nhau, môi trường sống, học tập và sinh hoạt khác nhau, đặc điểm tâm sinh lí khác nhau. Do đó, muốn làm tốt công tác thanh niên, muốn phát huy đ y đủ tiềm năng và sức mạnh to lớn của thanh niên, Đảng c n phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng đối tượng

thanh niên để đưa ra những sự chỉ đạo hợp lý, sao cho mỗi thanh niên đều tìm được chỗ dựa để củng cố niềm tin, lí tưởng cách mạng của mình. Đặc biệt, tổ chức Đoàn thanh niên c n nhận thức sâu sắc nhu c u của thời đại, các định hướng chính trị của Đảng để thúc đẩy phong trào thanh niên, đưa công tác vận động thanh niên bám sát được những nhiệm vụ chính trị mà Đảng đề ra.

Thứ sáu, Đảng cần phải coi trọng vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong công tác vận động thanh niên và phát huy sức mạnh của thanh niên trong thời kì mới; ngược lại, các tổ chức Đoàn, Hội phải thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động để thúc đẩy hơn nữa sức lan tỏa của phong trào thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thực tế cho thấy, mọi thắng lợi của công tác Đoàn và kết quả của phong trào thanh niên từ trước đến nay đều bắt nguồn từ sự quan tâm toàn diện, lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn với các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, gia đình và xã hội. Vì vậy, trong bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào, mọi hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước và sự phối hợp trên quy mô toàn xã hội. Tổ chức Đoàn, Hội phải thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, đồng thời nắm bắt đ y đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng để từ đó đề ra nhiệm vụ công tác Đoàn, Hội đúng đắn, sáng tạo.

Việc xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đúng với tính chất là tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định cho quá trình mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp các t ng lớp, đối tượng thanh niên vào Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt là điều kiện quan trọng hàng đ u để tổ chức Đoàn thực hiện đúng chức năng là đội hậu bị tin cậy của

Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng có hiệu quả và giúp Đảng chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh.

Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác Đoàn, Hội phù hợp với yêu c u, nhiệm vụ cách mạng, điều kiện và cơ chế từng thời kì; phù hợp với đặc điểm của các đối tượng thanh niên và luôn hướng về cơ sở, đi sâu, đi sát cơ sở. Tích cực tạo ra động lực để đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động trong đoàn viên, hội viên thanh niên trên cơ sở kết hợp nhu n nhuyễn mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của thanh niên, giữa bồi dưỡng và đào tạo, phát huy thanh niên. Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, thái độ thụ động trong đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội; đồng thời quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, học vấn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh thiếu niên; quan tâm tạo điều kiện và có yêu c u cao về sự tu dưỡng, rèn luyện để đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội luôn nêu gương tốt cho thanh thiếu nhi.

Mọi hoạt động của Đoàn, Hội phải thiết thực, hướng tới mục tiêu tập hợp, giáo dục, chăm lo lợi ích của thanh niên, khơi dậy và phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, tinh th n xung phong, tình nguyện của thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên tự khẳng định bản thân và phát triển. Kiên trì chủ trương tập trung cho cơ sở, coi trọng công tác cán bộ và mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên là những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của tổ chức Đoàn, Hội.

Chủ động tham mưu cho Đảng phải lãnh đạo toàn diện công tác thanh niên; tận dụng mọi cơ hội và phát huy tốt vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn, Hội trong phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể tiến hành công tác thanh niên, từng bước xã hội hóa công tác thanh niên. Tăng cường nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn; coi trọng kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Đoàn, Hội; thường xuyên, kịp thời phát

hiện, tôn vinh và nhân rộng các sáng kiến, điển hình tiên tiến, nhân tố mới của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngọn cờ tập hợp thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng c n quan tâm đ y đủ đến suy nghĩ, nguyện vọng và ước mơ chính đáng của các t ng lớp thanh niên hiện nay để động viên, hướng dẫn, tập

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy vai trò thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 117 - 136)