Địa hình và các phương pháp biểu diễn địa hình

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-phần 1 pot (Trang 27 - 33)

• Khái niệm: Địa hình là hình dâng cao thấp, lồi lõm của bề mặt quảđất.

• Các phương pháp biểu diễn địa hình: Phương pháp biểu diễn địa hình là sự thể hiện cao thấp của mặt đất từ trước đến nay. Để biểu diễn địa hình người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:

a. Phương pháp tô màu (hình 1-13)

Trong phương pháp này người ta dùng màu

để thể hiện địa hình. Thường người ta dùng màu

đỏ để biểu diễn đồi núi, núi càng cao màu nâu đỏ

càng đậm, màu xanh biểu diễn đồng bằng và biển, biển càng sâu màu xanh càng đậm. Ưu

điểm của phương pháp này là dễ nhìn, đẹp nhưng nhược điểm của nó không cho chính xác được các thông số về độ cao của các điểm Vì vậy, phương pháp tô màu thường áp dụng trong các bản đồ địa hình và bản đồ chuyên ngành có tỷ lệ

nhỏ.

b. Phương pháp ghi độ cao hình(1-14):

Trong phương pháp này người ta ghi trực tiếp

độ cao lên bản đồ như chân núi, đỉnh núi... Phương pháp này chỉ cho chúng ta biết chung chung vềđịa hình của vùng đó. Ở vùng đóng bằng độ chênh cao ít nên người ta thường thể

hiện dáng đất trực tiếp bằng các điểm độ cao đặt ở các nơi lồi lõm khác nhau theo mật độ

cần thiết ứng với các tỷ lệ bản đồ khác nhau ở những địa hình thay đổi độ cao dột ngột, nhất thiết phải có điểm độ cao ở trên cao và dưới thấp sát ranh giới biến đổi đó. Để thể

hiện hướng biến đổi độ cao, ta thường vẽ thêm các vạch ngắn xuất phát từ ranh giới biến

đổi vềđất thấp ưu điểm của phương pháp này là cho chính xác thông sốđộ cao của một sốđiểm độ cao đặc trưng, nhưng nhược điểm không cho được một bức tranh tổng thể toàn cảnh địa hình của toàn khu vực cần biểu diễn. Phương pháp này thường đùng kết hợp với các phương pháp biểu diễn khác.

c. Phương pháp kẻ vân (hình 1-15):

Trong phương pháp này người ta dùng vân để biểu diễn sự cao thấp và độ dốc, nơi càng cao và dốc thì vân càng dày và đậm, các nơi thoải và thấp thì các vân thưa và mảnh.

ưu điểm của phương pháp này là cho chúng nhìn thấy các sườn núi, các đỉnh núi và cảm nhận được độ gồ gào cao thấp của địa hình (hình 1-15). Tuy nhiên, nhược điểm là không cho các thông số chính xác vềđộ cao của các điểm. Phương pháp này thường áp dụng trong các bản đồ cổ bản đồ du lịch vẽở tỷ lệ nhỏ

d. Phương pháp đường đồng mức (đường bình

độ):

Xuất phát từ ba phương pháp trên, việc biểu diễn địa hình chỉ cho ta biết khái niệm tương đối, vì vậy không dược sử dụng trong kỹ thuật, thiết kế các công trình. Để khắc phục người ta sử dụng phương pháp đường đồng mức biểu diễn hình dáng mặt đất. Bản chất của phương pháp dùng đường đồng mức hay còn gọi là đường bình độ là cắt đặt đất tự nhiên bởi những mặt phẳng song song với mặt thuỷ chuẩn gốc, bằng những khoảng cách 5 m, 10 m, 15 m hay 20 m.. (đây dược gọi là khoảng cao đều của dường

đồng mức). Khi đó các mặt phẳng lạo với mật dết một tiết diện, người ta chiếu tiết diện đó lên mặt phẳng quy ước (mặt thuỷ chuẩn gốc) được các

đường bình độ có độ cao cách mặt 'thuỷ chuẩn gốc là những khoảng cao đều. Thực tếđể biểu diễn

đường đồng mức người ta luôn chọn các mặt phẳng cách nhau một khoảng chán và cứ 5 đường đồng mức lại ghi chú độ cao một đường riêng các dính

đồi đều được ghi chú độ cao của đỉnh.

* Khái niệm: Đường đồng mức (đường bình

độ) là đường nối liền các điểm cớ cùng độ cao trên mặt đất tự nhiên với nhau. Nói cách khác, đường

đồng mức là giao tuyến giữa mặt đất tự

* Tính chất: Đường đồng mức có các tính chất sau:

-Tất cả các điểm nằm trên đường đồng mức đều có độ cao bằng nhau trên mặt đất.

Đường đồng mức phải liên tục khép kín. Trường hợp đường đồng mức không khép kín trong phạm vi tờ bản đồ phải kéo dài tới tận biên bản đồ Đồi hoặc địa hình lòng chảo

được phân biệt theo các vạch chỉ dốc hoặc theo các chữ số chỉ độ cao.

Đường đồng mức cách xa nhau, chỗđó độ dốc thoải, các đường đồng mức sít nhau thể mặt đất càng dốc nhiều. Hướng vuông góc với các đường đồng mức là hướng dốc nhất Chỗ nào đường đồng mức trùng nhau chỗđó là vách thẳng đứng.

Đường đồng mức không bao giờ cắt nhau trên bản đồ. Trường hợp ngoại lệ ít gặp là khi đường đồng mức biểu diễn cho một mỏm đá nhô ra.

Đây là phương pháp có độ chính xác cao cho phép chúng ta sử dụng trong kỹ thuật và xây dựng công trình. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh, phương pháp này giúp cho bộđội xác định chính xác địa hình, hướng

đi hợp lý nhất.

(Nguồn: Sử dụng bản đồđịa hình trong sản xuất Nông lâm nghiệp của Vũ Thành Mô)

• Các yếu tố của địa hình

Các yếu tố địa hình của mặt đất được chia ra các dạng cơ bản sau: Đồng bằng, núi,

địa hình lòng chảo, mạch núi, vùng trũng sâu, vùng yên ngựa. Ngoài yếu tố địa hình, yếu tố địa vật cũng được thể hiện. Địa vật bao gồm các vật thể tự nhiên. Để biểu diễn các địa vật trên bản đồ người ta thống nhất các ký hiệu quy ước địa vật. Đối với mỗi nước khác nhau, căn cứ vào điều kiện riêng của mình mã đề ra những ký hiệu địa vật thích hợp người ta đã biết đường đồng mức là những đường cong khép kín. Cũng dễ nhận ra một quảđồi hay một lòng chảo hay một dông đồi trên bàn đồ nhờ các

đường đồng mức. • Phân biệt các dạng địa hình

1. Núi đồi: là vùng cao lồi lên của bề mặt trái đất. Chỗ cao nhất của núi đồi là "Đỉnh", từđỉnh toả ra mọi phía là các sườn dốc. Đường chuyển tiếp từ sườn dốc sang đất bằng là chân núi. Ở trên bản

đồ thì đồi được thể hiện là các đường đồng mức vòng cong khép kín, vòng này lọt trong vòng kia, các vạch chỉđốc tăng dần từ vòng lớn đến vòng nhỏ. 2. Lòng chảo: là vùng lõm xuống của bề mặt trái đất. Chỗ thấp nhất của lòng chảo gọi là đáy. Từđáy ngược lên mọi phía là sườn dốc. Vách trên của lòng chảo gọi là mép. Ở trên bản đồ lòng chảo được thể

hiện là các đường đồng mức vòng cong khép kín, vùng này lọt trong vòng kia, các vạch chỉđốc giảm dân từ vòng lớn đến vòng nhỏ.

3. Đường phân thuỷ(mạch núi, dông): là vùng nổi cao và chạy dài theo một hướng.

Đường sống chạy dọc theo mạch núi mà từđó sườn dốc đổ về hai phía được gọi là đường phân thuỷ. Từđường chứa nước xuống hai phía gọi là sườn dốc. Ở trên bản đồđường phân thuỷđược thể hiện bằng các đường đồng mức lồi hướng về phía thấp dần (chân đồi)

4. Đường tập trung nước (khe, trũng máng): là vùng trũng lõm xuống và chạy dài theo một hướng. Đường đáy của trũng máng là đường tập trung nước. Từđường tập

trung nước ngược về hai phía là các sườn dốc. Ở trên bản đồđường tập trung nước được thể hiện bằng các đường đồng mức có bề rồi hướng về các đường đồng mức cam (ngược với đường phân thuỷ).

5. Đồi yên ngựa: là vùng mặt đất nằm trên hai mạch núi và hai trũng máng. Nói cách khác, yên ngựa dừa là chỗ gặp nhau của hai mạch núi (dẫn đến từ hai đỉnh núi khác nhau) vừa là chỗ bắt đầu của hai trũng máng (phân bốở hai phía đối diện của mạch núi). Ở trên bản đồ đồi yên ngựa thể hiện bằng các đường đồng mức có bề lồi hướng về nó.

Người ta còn phân ra sườn trên, sườn dưới và sườn giữa. Sườn trên chiếm 1/3 sườn từ đỉnh xuống chân, sườn giữa chiếm khoảng từ 1/3 đến 2/3 sườn kể từ đỉnh xuống chân và còn lại là sườn dưới.

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-phần 1 pot (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)