• Khái niệm: Địa vật là những vật tồn tại trên mặt đất Địa vật tồn tại dưới hai dạng:
Địa vật nhân tạo và địa.vật tự nhiên.
Ví dụ: Địa vật nhân tạo: Xóm làng, đường xá, các công trình công cộng…; Địa vật tự
nhiên: sống, suốt, ao, hồ…
• Các phương pháp biểu diễn:
Bản đồ cần phản ánh chính xác các hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên, tùy theo nội dung cần thiết của nó. Bản đồ địa hình ngoài việc phản ánh các địa vật trên mặt
đất như sống hồ, rừng, ruộng, làng, xóm… Cho đến nay, phương pháp tốt nhất là phản ánh
được nhiều mục đích thể hiện của bản đồ theo ký hiệu bản đồ.
Ký hiệu bản đồ là những quy ước, bằng nét vẽ, bằng ghi chú và bảng màu sắc, dùng
để biểu diễn các dáng đất, các địa vật (nhìn thấy được và không nhìn thấy được) trên mặt
đất cũng như các hiện tượng xã hội, tự nhiên khác cả về số lượng và chất lượng.
Ký hiệu bản đồ chính là ngôn ngữ bản đồ, nó làm nội dung của bản đồ phong phú hơn. Tùy theo nội dung, tỷ lệ bản đồ và các đặc điểm của khu vực lập bản đồ, các đối tượng biểu thị đối tượng sử dụng, khả năng kỹ thuật vẽ, in và các quan hệ kinh tế - xã hội khác... mà các ký hiệu bản đồ được quy ước khác nhau, tuy nhiên chúng đều tuân theo các nguyên tắc chung sau:
Ký hiệu có thể được chia thành 3 loại: Ký hiệu theo tỷ lệ, ký hiệu theo nửa tỷ lệ, ký hiệu không theo tỷ lệ
• Ký hiệu theo tỷ lệ:
Ký hiệu theo tỷ lệ có kích thước tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, nghĩa là chúng
đồng dạng với địa vật thực. Các nét vẽ chúng cũng thay đổi theo hình dáng kích thước chu vi hình chiếu của địa vật trên mặt phẳng nằm ngang, nên chúng còn được gọi là ký hiệu theo đường chu vi. Ký hiệu này chỉ dùng với những địa vật có kích thước tương đối lớn
sau khi thu nhỏ theo tỷ lệ bản đồ vẫn biểu thị trên bản đồ được. Lưu ý: -Hình tượng rõ ràng -Dễ nhớ, dễ vẽ -Đẹp và chính xác - Ít dùng ghi chú và màu sắc • Ký hiệu theo nửa tỷ lệ Ký hiệu theo nửa tỷ lệ có một chiều tỷ lệ với kích thước thực, còn chiều kia theo
quy định. Ký hiệu này dùng biểu thị những địa vật có chiều dài biểu thị theo tỷ lệ được còn chiều rộng không biểu thị được nên chúng còn được gọi là ký hiệu nét dài. Ký hiệu này khác ký hiệu theo tỷ lệở chỗ chu vi của ký hiệu theo tỷ lệ phải đúng với hình chiếu thu nhỏ của địa vật còn ký hiệu theo nửa tỷ lệ không nhất thiết phải như thế.
• Ký hiệu không theo tỷ lệ: Ký hiệu không theo tỷ lệ có hình dạng và kích thước được quy
định trong hệ thống ký hiệu bản đồ. Nó dùng biểu thị những địa vật nếu thu nhỏ theo tỷ lệ
bản đồ thì không thể biểu thị trên bản đồđược vì khi đó hình ảnh địa vật sẽ như một điểm. Vì
vậy, ký hiệu không theo tỷ lệ còn gọi là ký hiệu điểm. Tuy nhiên nó lại biểu thị chính xác vị trí địa vật ở trên thực địa.
Tóm lại, biểu diễn địa vật trên bản đồ là một nội dung không thể thiếu được, nếu bản
đồ càng thể hiện chính xác vị trí, hình dáng của địa vật thì bản đồ đó có độ chính xác càng cao. Nhưng cũng tùy thuộc vào mục đích của mỗi loại tờ bản đồ mà người ta có các ký hiệu khác nhau và có những cách lựa chọn loại ký hiệu cho phù hợp với các nguyên tắc trên.