KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề tài“Vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đắk Nông” (Trang 27 - 29)

- Nâng độ che phủ của rừng đạt trên 50% diện tích tự nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tỉnh Đắk Nông được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là lĩnh vực cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, mía đường…. Với số dân hơn 500 nghìn người, trong đó chỉ có 24,5% là ở đô thị, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 75,5%. Từ thực trạng trên đòi hỏi các cấp, các ngành và bản thân những người sống ở khu vực nông thôn phải làm rất nhiều việc. Trong khuôn khổ luận văn, ngoài việc trình bày cụ thể một số giải pháp đẩy mạnh nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững, hiệu quả tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Trước hết, Các ngành các cấp cần nhận thức rõ đầu tư cho nông nghiệp,

nông dân, nông thôn là sự đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội của đất nước. Do đó, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để phục vụ đời sống và sản xuất ở khu vực này.

Trước mắt đầu tư vào kết cấu hạ tầng như: đường, mạng điện, thủy lợi, thông tin, các công trình phục vụ sản xuất hàng nông sản chất lượng cao. Xây

dựng một nền nông nghiệp toàn diện, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn một cách bền bững.

Thứ hai, Cần phải có biện pháp, chính sách để bảo vệ đất nông nghiệp,

trong đó đặc biệt bảo vệ đất của các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như cao su, cà phê, hồ tiêu …. Cần tạo điều kiện để điều tiết việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao theo hướng kéo dài thời gian sử dụng đất, tăng mức hạn điền, chấm dứt tình trạng chênh lệch giá khi chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp sang các mục đích khác, tạo điều kiện để tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất để nông dân sản xuất hàng hóa lớn.

Thứ ba, Tập trung nghiên cứu để có những biện pháp tổ chức các hình thức

hợp tác sản xuất và liên kết giữa sản xuất với chế biến, kinh doanh có hiệu quả. Tạo điều kiện để nông dân có thể kết nối trực tiếp với thị trường, tiếp cận nhiều thông tin từ đó không chỉ sản xuất được cái mà thị trường cần, mà còn biết tìm ra những kênh tiêu thụ phù hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất.

Thứ tư, Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống cho nông dân và

thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, cần có chính sách gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, đưa dịch vụ về nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để một mặt, công nghiệp hóa nông nghiệp (cung cấp máy móc cho nông nghiệp, chế biến sản phẩm của nông nghiệp), giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, mặt khác, tăng thêm cơ hội cho người dân nâng cao đời sống của mình.

Về phía Trung ương: cần quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT -

XH NN, NT cho tỉnh, đặc biệt là đối với các vùng đồng bào dân tộc sinh sống còn nhiều khó khăn. Cần có chính sách bảo hiểm đối với sản phẩm nông nghiệp, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nông sản, có chính sách lãi suất, tín dụng ưu đãi cho đầu tư phát triển kinh tế trang trại, khôi phục ngành nghề truyền thống, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn. Cần có cơ chế thực hiện sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn.

Về phía địa phương: Thực hiện tốt việc giao quyền sử dụng đất, giao đất,

khoán, khoanh nuôi bảo vệ rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh công nghiệp

chế biến nông sản, ưu tiên hỗ trợ vốn cho các đối tượng khó khăn để phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Gắn nghiên cứu với ứng dụng và chuyển giao công nghệ, gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ. Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế và bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng cao.

Tóm lại, Vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đắk Nông đã và đang có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Phải làm gì để vùng nông thôn được hưởng lợi trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một bài toán cần được quan tâm và sớm có lời giải đáp. Nếu tích cực đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển theo hướng bền vững theo hướng CNH, HĐH, coi đây là nhiệm vụ quan trọng với mục đích là phát triển vì con người, thì chắc chắn sự phát triển ấy sẽ bền vững và đem lại hiệu quả thiết thực. Và mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững theo hướng CNH,HĐH được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng đắn, hành động đúng đắn thì những lý luận của Đảng và Nhà nước ta sẽ đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đề tài“Vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đắk Nông” (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w