Chính sách phát triển các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài“Vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đắk Nông” (Trang 25 - 26)

- Nâng độ che phủ của rừng đạt trên 50% diện tích tự nhiên.

3.2.5.3. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế

Phát triển kinh tế Nhà nước: Đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới hoạt động

doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, làm tốt vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực then chốt như: Tài chính, Ngân hàng, Bưu chính viễ thông, điện nước. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường vừa liên kết, vừa cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh nhiệm vụ làm kinh tế, doanh nghiệp có nhiệm vụ về xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn đứng chân, làm tốt vai trò động lực thúc đẩy kinh tế phát triển và giúp

đỡ nhân dân về thông tin thị trường, kỹ thuật, công nghệ, giống, bao tiêu sản phẩm…

Đối với doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, thực hiện theo Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính Trị, Nghị định 170/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về đổi mới các nông trường quốc doanh, theo hướng: tách bạch rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và công ích, nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp phần công ích, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để giảm giá thanh sản phẩm.

Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước, xác định rõ quyền, tài sản, tự chịu trách nhiệm kinh doanh gắn với trách nhiệm quản lý và thực hiện cơ chế thi tuyển, hợp đồng với người quản lý.

Phát triển kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã theo hướng đa dạng về ngành nghề, hướng mạnh về nông nghiệp và nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, tín dụng. Các hợp tác xã thực hiện hạch toán kính doanh và tham gia cạnh tranh để phát triển. Nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình kiểu mới, từng bước nâng cao số HTX hoạt động có hiệu quả, giảm số HTX yếu kém.

Đối với kinh tế tư nhân: Chú trọng phát triển tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn nhằm huy động nguồn lực cho phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất, thu hút lao động, tăng cường đóng góp vào Ngân sách nàh nước. Để đạt được mục tiêu đó, phải tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và niềm tin vững chắc; đồng thời chủ động giúp đỡ kinh tế tư nhân tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, thông tin thị trường nhằm tăng năng lực sản xuất.

Phát triển các thành phần kinh tế khác: Kinh tế hỗn hợp trở nên phổ biến

trong nền kinh tế thị trường, là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phân công lao động. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết trong trình sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu, cổ phiếu mở rộng sản xuất. Tạo điều kiện cho chi nhánh quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển, công ty thuê tài chính, các quỹ đầu tư hình thành và phát triển trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đề tài“Vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đắk Nông” (Trang 25 - 26)

w