Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam (Trang 31 - 35)

- Hội nhập kinh tế

Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp sản xuất trong nước có được không ít thuận lợi và tiềm năng phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Đặc biệt trong

lĩnh vực giải trí truyền hình mà cụ thể là gameshow, mặc dù gameshow truyền hình trên thế giới đã phát triển lên đến đỉnh cao, song đối với Việt Nam thì mới chỉ là bắt đầu.

- Sự phát triển của nền kinh tế

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh và vững chắc. Theo số liệu của tổng cục thống kê bộ tài chính và ngân hàng nhà nước Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế ước tính năm 2001 là 6,89%; năm 2002 là 7,08%; năm 2003 đạt 7,34%; năm 2004 là 7,79%; năm 2005 là 8,43%; năm 2006 là 8,17% và năm 2007 là 8,48% dự kiến năm 2008 là 8,5%.

Tỷ lệ lạm phát năm 2004 là 9,5%; năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 6,6% và năm 2007 là 12,63% phản ánh sự phát triển nền kinh tế ổn định và nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước.

Năm 2007 tỷ lệ lạm phát tương đối cao. Nhân tố này ảnh hưởng chung tới mọi lĩnh

vực, mọi doanh nghiệp sản xuất. Lạm phát đẩy chi phí gia tăng làm cho lợi nhuận giảm.

Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của hầu hết các ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Cạnh tranh là quy luật của mọi sự phát triển, cạnh tranh dẫn tới tăng trưởng, tồn tại hay đào thải, suy vong… Lĩnh vực giải trí truyền hình nói chung và trong đó có gameshow nói riêng cũng nhờ đó mà phát triển, do đó ở Việt Nam gameshow đã dần được coi là một công cụ hữu hiệu trong cạnh tranh (có sự tham các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo).

Khi gameshow phát triển thì tổng thu nhập, lợi tức của đất nước tăng. Đơn giản gameshow phát triển kéo theo đó là các doanh nghiệp sản xuất ngoài hệ thống các đài truyền hình phát triển, kéo theo các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo tham gia vào chương trình và đương nhiên kéo theo sự phát

triển của ngành quảng cáo và nhiều ngành khác như viễn thông... Riêng về hệ thống các đài truyền hình gameshow phát triển còn mang lại doanh thu cho đài truyền hình nộp ngân sách nhà nước.

- Đời sống nâng cao – Nhu cầu giải trí tăng

Thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư được cải thiện đáng kể. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về mức sống dân cư, thu nhập bình quân năm 2003 - 2004 là 484 nghìn đồng/người/tháng, tăng 36% so với năm 2001 - 2002. Tốc độ tăng thu nhập bình quân 1 năm thời kỳ 2003 - 2004 là 16,6%, cao hơn mức 6% thời kỳ 1999 - 2001 và mức 8,8% thời kỳ 1996 - 1999. Bộ mặt đất nước đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại, chính trị - xã hội ổn định.

Đời sống kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên. Nhu cầu về vui chơi, giải trí chất lượng cao sau những giờ làm việc, học tập ngày càng được coi trọng. Do đó lĩnh vực giải trí truyền hình ngày càng phát triển, đặc biệt là gameshow truyền hình (gần đây khán giả xem truyền hình có thể nhận thấy sự xuất hiện liên tục của các chương trình gameshow vào tất cả các ngày trong tuần và vào những giờ “vàng” của truyền hình). Tất nhiên càng phát triển thì gameshow càng có nhiều ảnh hưởng lên mọi mặt cuộc sống như: kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, nền công nghệ kỹ thuật…

- Văn hoá xã hội

Gameshow phản ánh một phần văn hoá xã hội cho nên nó cũng góp phần hình thành các giá trị văn hóa xã hội. Sự ảnh hưởng của gameshow đến giá trị văn hoá: văn hoá là những yếu tố quyết định lối sống nhận thức, hành vi của con người trong xã hội với cộng đồng của mình và mỗi người trưởng thành đều mang trong mình văn hoá cơ bản cảu dân tộc. Gameshow trước hết phải đáp ứng được các giá trị văn hoá của cộng đồng, truyền bá các giá trị tốt

đẹp về truyền thống gia đình…Nhưng đồng thời phải kế thừa giao thoa, du nhập các văn hoá mới đào thải các giá trị văn hoá lạc hậu. Chỉ như vậy gameshow mới được chấp nhận trong các giá trị văn hoá cơ bản truyền thống của cộng đồng.

Sự giao thoa văn hóa. Gameshow phát triển, nhiều sản phẩm gameshow mang văn hóa nước ngoài vào Việt Nam. Những người làm gameshow phải tìm hiểu, học hỏi văn hoá của chính quốc gia có gameshow mua bản quyền để qua đó xây dựng điều chỉnh gameshow đó sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Sự thành bại của một gameshow còn phụ thuộc vào truyền thống văn hoá của từng quốc gia.

Một số gameshow hướng đến những người có thu nhập thấp, những gia đình đang gặp khó khăn, giúp đỡ cho những số phận không may mắn trong cuộc sống như: Ước mơ xanh, Vì người nghèo… gameshow Theo dòng lịch sử để hướng người xem đến tính nhân văn của con người cũng như biết thêm nhiều về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Công nghệ kỹ thuật:

Gameshow phát triển thì nhu cầu thưởng thức giải trí của khán giả càng cao, thúc đẩy công nghệ và kỹ thuật phát triển.

Sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại nhập khẩu khi mua bản quyền gameshow nước ngoài.

- Pháp luật

Pháp luật nước ta đã có nhiều cải cách và thay đối quy định cho hoạt động giải trí truyền hình trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và chúng ta phải từng bước hoàn thiện. Pháp luật phải dẫn tới công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài vẫn chua được phép sản xuất chính thức tại Việt Nam, có thể nói đây là sự bảo hộ cho ngành công nghiệp sản xuất chương trình truyền

hình nước nhà. Tuy nhiên, lợi dụng những kẽ hở trong hệ thống các văn bản quản lý hoạt động giải trí truyền hình, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài vẫn bằng nhiêu cách chiếm lĩnh và dẫn đầu thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam (Trang 31 - 35)