Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam (Trang 35 - 37)

- Yếu tố công nghệ - kỹ thuật

Trong lĩnh vực giả trí truyền hình, trên thế giới các nước đã đi trước chúng ta nhiều năm và họ có cả một công nghệ trò chơi truyền hình. Thực tế, để có một chương trình trò chơi truyền hình hấp dẫn, đòi hỏi phải có một công nghệ sản xuất truyền hình chuyên nghiệp và hiện đại. Công nghệ - thiết bị sản xuất chương trình không đồng bộ khiến chất lượng chương trình kém. Ở nước ngoài, đạo diễn hình có thể ngồi bấm 15 - 17 màn hình để có 15 - 17 góc máy khác nhau. Bum, ray, dolly... rất đầy đủ, nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ. Ở Việt Nam, đạo diễn chỉ mong sao có được 5 màn hình, 5 góc máy, 5 cỡ cảnh cũng đã là khó khăn rồi. Vì vậy, sự đa dạng về hình ảnh trong lúc dựng cũng hạn chế. Hay gameshow Ai là triệu phú hiện đại, lộng lẫy là do được dành riêng trường quay S10, bố trí đồng bộ từ ánh sáng, quay phim đến đội ngũ thực hiện.

Việc đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình sử dụng theo công nghệ không hiện đại, đồng bộ sẽ khiến cho việc sản xuất các chương trình truyền hình rất vất vả, tiến độ làm chương trình bị chậm, kéo dài. Ngược lại nếu công nghệ sản xuất chương trình hiện đại, đồng bộ sẽ làm cho hình ảnh trong chương trình phong phú và sinh động.

Hơn nữa trong xu hướng tổ chức các gameshow có tính tương tác rất cao giữa chương trình với khán giả thì yếu tố công nghệ là không thể thiếu. Khán giả được cùng tham gia vào chương trình, góp ý kiến, đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi... sẽ cảm thấy chương trình hấp dẫn hơn do được hòa vào không khí của cuộc chơi. Hơn thế nữa, người xem chương trình sẽ cảm thấy chương trình khách quan hơn, không phải được sắp xếp kịch bản trước.

- Yếu tố con người

Êkíp làm việc trong các Doanh nghiệp đa số còn tương đối trẻ và năng động song một số còn thiếu kinh nghiệm làm việc, bên cạnh đó nguồn nhân lực về lĩnh vực giải trí truyền hình lại thường xuyên đòi hỏi được đào tạo nâng cao trình độ, trong khi việc đầu tư đào tạo nhân lực này tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đây cũng là một khó khăn cơ bản trong việc tạo ra các chương trình sân chơi thực sự mới mẻ cho khán giả.

Thông thường để làm gameshow, toàn bộ êkip phụ trách bao gồm đạo diễn, biên tập, quay phim, hoạ sỹ thiết kế, nhân viên kỹ thuật....Trong quá trình sản xuất chương trình chỉ một khâu nào đó yếu sẽ kéo những khâu khác xuống theo. Những khâu khác muốn giải quyết khó khăn đó cũng không có thời gian. Thí dụ: một gameshow có khoảng 20 người làm nhưng 5 người yếu thì 15 người còn lại không thể làm hết việc của 5 người đó. Chương trình truyền hình Sức sống mới cũng có một trường quay riêng với đội ngũ 60 người làm nên ngày nào cũng ra được chương trình.

- Yếu tố tài chính

Báo cáo tài chính có thể tiết lộ nhiều thông tin về những điểm mạnh nà những điểm yếu trong hoạt động của một doanh nghiệp. Chúng cũng là nền tảng để dự đoán sự phát triển tài chính trong tương lai của doanh nghiệp đó. Trong chừng mực mà kết quả hoạt động của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp cuối cùng được phản ánh trong phạm vi các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì ssự phân tích tài chính có thể trả lời cho câu hỏi về hiệu quả của chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay muốn gameshow phát triển thì phải chịu đầu tư, kinh phí sản xuất chương trình có vai trò rất lớn tới chất lượng của chương trình.

- Yếu tố tổ chức sản xuất

Để có một chương trình gameshow chất lượng, hấp dẫn người xem, một ý tưởng là chưa đủ. Đó mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là kinh

nghiệm tổ chức sản xuất. Việc tổ chức sản xuất một chương trình gameshow tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi một êkíp nhiều người làm việc với những yêu cầu cực kỳ khắt khe bên cạnh trang thiết bị hiện đại. Có thể nêu ra một phần rất nhỏ để tổ chức sản xuất ghi hình một chương trình gameshow trong trường quay: Lập nhóm nhân sự (khoảng 10 – 15 người trong đó có tổng đạo diễn, đạo diễn hình, quay phim, kỹ thuật, MC…), Người tổ chức sản xuất lên trước kế hoạch từ đầu, Phối hợp, Họp triển khai, Chạy chương trình và tổng duyệt (trước 1 – 2 ngày), Thực hiện chương trình tại trường quay, Rút kinh nghiệm (có thưởng phạt rõ ràng)…

1.3.3 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất gameshow truyền hình ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam (Trang 35 - 37)