KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp (acari oribatida) ở đảo ngọc thuộc khu du lịch hồ đại lải, xã ngọc thanh, thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 39)

XX ORIBATELLIDAE JACOT, 1925)

u trúc loài Oribatida ư thế ở tầng+1 trong sinh c đảo Ngọc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

1. Ở sinh cảnh rừng trồng trên đảo Ngọc, hồ Đại Lải, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện được 65 loài Oribatida trong đó có 3 loài mới chỉ định loại được đến giống “sp.” (Perxylobates sp.; Xylobates sp.; Scheloribates sp.). Chúng thuộc 42 giống, 20 họ. Trong 65 loài đó tập trung chủ yếu ở 5 họ (mỗi họ có từ 5 - 10 loài/họ), 4 họ có từ 3 -4 loài/họ, 11 họ còn lại chỉ có 1-2 loài/họ.

2. Tất cả 62 loài Ve giáp đã được định tên, đều được phát hiện lần đầu ở vùng nghiên cứu. Đặc biệt, trong đó có 3 loài chỉ mới phát hiện được ở Việt Nam (tính đến 2007), chúng gồm: Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu,

1987) ; Scheloribates cruciseta Vu et Jeleva, 1987; Lamellobates ocularis

(Jeleva et Vu, 1987).

3. Kết quả phân tích cho thấy trong 4 tầng ở sinh cảnh nghiên cứu, các loài Oribatida thu được tập trung chủ yếu ở tầng +1 cả về số lượng loài (50/65 loài chiếm 76,92%) và số lượng cá thể (170/451 cá thể chiếm 37,69%). Số loài trong khu vực nghiên cứu giảm dần theo thứ tự sau: Tầng +1 (50 loài)> tầng 0 (29 loài) > tầng -2 (24 loài) > tầng -1 (13 loài). Trong đó Có 4 loài bắt gặp ở cả 4 tầng (Liebstadia humerata Sellnick, 1928; Magnobates flagellifer Hammer, 1967; Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979;

Euscheloribates samsinaki Kunst, 1958), 12 loài bắt gặp ở 3 tầng ở sinh cảnh nghiên cứu.

4. Đã xác định được 11 loài ưu thế trong sinh cảnh rừng trồng thuộc khu du lịch đảo Ngọc, trong đó 2 loài chiếm ưu thế chung ở cả 3 tầng. Đó là

Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979, 8 loài ưu thế ở tầng -1, tầng 0 và tầng +1 và Euscheloribates samsinaki Kunst, 1958 ưu thế ở tầng -2, tầng -1 và tầng 0. Có 3 loài ưu thế ở tầng 0, 5 loài ưu thếở tầng +1.

5. Trong khu vực nghiên cứu nhận thấy giữa tầng 0 và tầng +1 có 21 loài chung, độ gần gũi J = 36,21%. Tầng -2 và tầng 0 có 13 loài chung độ gần gũi J = 32,5%.

II. KIẾN NGHỊ

Do đề tài của chúng tôi được thực hiện trong thời gian ngắn, nên kết quả chưa thấy được phần nào ảnh hưởng của môi trường tại khu du lịch tới sự thay đổi về số lượng, thành phần loài Oribatida cũng như chưa thấy được vai trò chỉ thị môi trường của Oribatida. Để có thể đưa ra kết luận chính xác, rõ ràng hơn về mối liên quan giữa Oribatida và môi trường tại đây cần tiến hành nghiên cứu liên tục trong một thời gian nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp (acari oribatida) ở đảo ngọc thuộc khu du lịch hồ đại lải, xã ngọc thanh, thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)