Hệ thống báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.pdf (Trang 29)

Hệ thống Báo cáo tài chính là sản phẩm của toàn bộ công tác kế toán tài chính, được tạo ra nhằm cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giúp họ có cơ sở để ra quyết định hợp lý.

Bảng cân đối kế toán

Là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản tại thời điểm báo cáo, từ đó làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp như tình hình trang bị tài sản, tình hình bố trí vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Là một báo cáo tài chính quan trọng, Bảng cân đối kế toán được những người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên Bảng cân đối kế toán vẫn có những mặt hạn chế:

Sử dụng giá phí lịch sử: Phương pháp đánh giá vận dụng trong việc trình

bày Bảng cân đối kế toán là theo giá gốc. Trong nhiều trường hợp, phương pháp giá gốc không thể phản ánh đầy đủ giá trị thực tài sản và tiềm lực của doanh nghiệp do người ta ghi nhận các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán trên cơ sở chi phí bỏ ra để có tài sản vào thời điểm ghi nhận. Theo thời gian, giá trị ghi nhận ban đầu không còn phù hợp và không phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

Không thể hiện đầy đủ các nguồn lực của doanh nghiệp: Do đặc trưng

của Bảng cân đối kế toán là chỉ phản ánh các yếu tố được tiền tệ hoá, cho nên nó thường bỏ qua, không đo lường hết các yếu tố quan trọng khác cấu thành nên nguồn lực của doanh nghiệp như trình độ, năng lực, kinh nghiệm, uy tín… của lực lượng lao động nhưng những yếu tố này là yếu tố quyết định cho khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một số ý kiến của những người nghiên cứu là có nên đưa giá trị tài sản con người như là một tài sản cố định vô hình vào trong Bảng cân đối kế toán?

Báo cáo xác định kết quả kinh doanh

Báo cáo xác định kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh thông thường và kết quả khác trong một kỳ nhất định. Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm cung cấp những thông tin một cách đầy đủ cho người sử dụng về tình hình và kết quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được các vấn đề sau: Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đánh giá khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền tương lai.

Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin liên quan đến ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư.

Bảng lưu chuyển tiền tệ có liên quan mật thiết với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cần các dữ liệu từ Bảng cân đối kế toán dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động. Để quá trình này được dễ dàng nên tính toán thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗi khoản. Một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng ban đầu để thu thập các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập. Bao gồm:

Tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, người lao động về lương, thưởng, trả hộ về tiền bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập và các chi phí khác phục vụ sản xuất kinh doanh như lãi vay, tiền bồi thường, công tác phí…

Tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động khác.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ: Là dòng tiền phát sinh có liên quan đến

hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:

Đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật cho doanh nghiệp mua sắm, xây dựng tài sản cố định như: Chi tiền mua sắm tài sản cố định, thu về thanh lý nhượng bán tài sản cố định.

Đầu tư vào các đơn vị khác: Góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán gồm chi tiền để đầu tư chứng khoán, cho vay, thu hồi các khoản đầu tư, thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia.

Phần dòng tiền từ các hoạt động đầu tư cho thấy thông tin quan trọng về chiến lược của doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp, tỉ lệ tài sản hữu hình có thể cho thấy đó là các khoản đầu tư ít rủi ro. Khi một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xây dựng công suất quá mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì chi phí để duy trì và tài trợ cho dự án đó có thể đẩy doanh nghiệp đến phá sản.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Phần này phản ánh những thay đổi trong hai khoản trách nhiệm pháp lý ngoài vốn, những chứng từ phải trả hay các khoản nợ dài hạn, các khoản nợ dài hạn đến hạn trả cũng như những thay đổi của các tài khoản vốn cổ đông và trách nhiệm pháp lí dài hạn. Những tài khoản trong Bảng cân đối kế toán này liên quan đến việc phát hành và thanh toán các món nợ và cổ phiếu và chi trả các lợi tức.

Dòng tiền vào gồm tiền thu do đi vay, do các chủ sở hữu góp vốn, từ lãi tiền gửi. Dòng tiền ra gồm tiền đã trả nợ vay, tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu, tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệp. Số chênh lệch dòng tiền ra và vào gọi là: lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính.

Bảng lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Mục đích ban đầu của nó là cung cấp thông tin dòng tiền theo hướng tối đa hoá lợi ích với nhà đầu tư, các chủ nợ và những người khác quan tâm đến dòng tiền dự tính trong tương lai của doanh nghiệp.

1.3. NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

Các nhóm đối tượng sử dụng thông tin kế toán với các nhu cầu thông tin khác nhau làm nảy sinh tính đa dạng và phức tạp đối với nhu cầu thông tin cần cung cấp. Trong nền kinh tế thị trường, các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính chịu ảnh hưởng của hai nhóm đối tượng chính là nội bộ doanh nghiệp là những nhà quản lý của doanh nghiệp theo từng cấp độ, và những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là các nhà nhà đầu tư và những người cho vay và chính phủ.

Phần lớn các Báo cáo tài chính hiện nay tại các quốc gia chủ yếu hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính này thường gọi là các Báo cáo tài chính theo mục đích chung, và không nhằm ý định đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng đòi hỏi những thông tin cụ thể. Mục tiêu của những Báo cáo tài chính theo mục đích chung là nhằm thể hiện những tác động về mặt kinh tế của các nghiệp vụ cũng như các sự

kiện đã xảy ra đối với tình trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Mặc dù có nhiều cách khác nhau trong việc thể hiện thông tin kế toán tài chính, tuy nhiên những Báo cáo tài chính cho mục đích chung thường trình bày những thông tin kế toán tài chính phù hợp với những quyết định về đầu tư đối với nhà đầu tư, và tín dụng đối với những người cho vay.

Đối với các nhà đầu tư, họ cần biết các thông tin kế toán tài chính về khả năng sinh lợi và rủi ro tiềm tàng liên quan đến vốn đầu tư. Họ cần những thông tin để xác định xem khi nào thì nên mua, giữ lại hay nên bán các khoản đầu tư cũng như các thông tin về khả năng thanh toán các khoản cổ tức của doanh nghiệp. Đối với những người cho vay, họ cần những thông tin về giá trị của tài sản thế chấp nợ vay, nguồn trả nợ vay và khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các khoản nợ gốc và lãi vay đến hạn. Đối với chính phủ, họ cần thông tin kế toán để tính toán và cân nhắc các chính sách kinh tế vĩ mô. Cho dù thông tin kế toán sẽ được cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích riêng của mình nhưng một yêu cầu chung là thông tin đó phải trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và dể hiểu.

1.4. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

1.4.1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng kinh tế tài chính.

Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.

Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin. Từ ngữ này chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Khủng hoảng kinh tế của Karl Marx vốn vẫn được dùng thịnh hành trong Kinh tế chính trị Marx. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.

Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 hiện nay nó đã mang nhiều đặc điểm khác với các khái niệm khủng hoảng trước đó do quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và sự phát triển lớn mạnh của thị trường tài chính thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 này là kết quả của năng lực ứng phó của các nhà nước với các trạng thái phát triển chưa từng có trong tiền lệ của toàn cầu hóa. Nếu nói đây là khủng hoảng tài chính như thuật ngữ chúng ta vẫn dùng trước đây đối với cuộc khủng hoảng châu Á thì không đúng, mà

phải nói đây là khủng hoảng của nền kinh tế tài chính mới đúng. Bởi vì, trên thực tế tài chính đã trở thành một nền kinh tế chứ không phải chỉ là công cụ phục vụ kinh tế như trước đây nữa. Sự khủng hoảng của kinh tế thế giới hiện nay thực chất là sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính và khủng hoảng trong việc các chính phủ không đủ cảnh giác, không đủ kinh nghiệm, thậm chí không đủ kiến thức để quản lý nền kinh tế tài chính.

Khủng hoảng kinh tế tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố

của nền kinh tế do không đáp ứng được đầy đủ nghĩa vụ bổn phận kinh tế của mình. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung. Nhu cầu tiền mặt của người dân hay của các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với suy thoái kinh tế kéo dài. Một số dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế tài chính là:

Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gởi của người gởi tiền.

Các khách hàng vay vốn kể cả khách hàng loại A cũng không thể hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá cố định.

Theo quy luật của sự phát triển, khi lên đến điểm phát triển cực đại và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế, chính trị, xã hội, nền kinh tế đó sẽ chuyển sang thời kỳ đi xuống suy thoái khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính bao gồm khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ nần

Khủng hoảng kinh tế tài chính tác động lên tất cả các bộ phận còn lại và làm mất uy tín của nền kinh tế. Sự giảm xuống của những chỉ số như Dow Jones hay Nasdaq chính là một trong những biểu hiện. Tức là năng lực huy động vốn của các nền kinh tế công nghiệp không còn bình thường như trước nữa, và điều đó sẽ dẫn đến giảm phát. Mà đã giảm phát thì thất nghiệp, thất nghiệp thì thị trường tiêu thụ giảm đi, thị trường tiêu thụ giảm đi tức là toàn bộ nền kinh tế công nghiệp sẽ bị giảm đi

4.1.2. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế tài chính

Khủng hoảng kinh tế tài chính xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Nền kinh tế không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán do

gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền.

Thứ hai: Các nhà nghiên cứu cho rằng có một sự tương quan giữa nỗ lực

nhằm tự do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị trường tài chính. Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn.

Thứ ba: Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông

tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Thông tin không cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền do họ khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước gặp khó khăn.

1.4.3. Thông tin kế toán có thật sự hữu ích trong việc dự báo các vấn

đề kinh tế vĩ mô?

Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, vấn đề được nhiều người đặt ra là: Thực tế hiện nay, thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin như doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư, các giới nghiên cứu kinh

Một phần của tài liệu Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.pdf (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)