Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghề ương nuôi cá giống của các hộ nông dân tại xã Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang (Trang 67 - 72)

Qua bảng 4.14 ta thấy trong quá trình ương nuôi các hộ có những điều kiện thuận lợi và những khó khăn trong đó khó khăn chính mà các hộ gặp phải là về khí hậu thời tiết, KHCN, trong quá trình quản lý ao ương chưa được tập trung. Các yếu tố thuận lợi chính: nguồn bột giống rất thuận lợi, có vị trí địa lý, nguồn lao động khá dồi dào và thị trường rộng lớn cụ thể như sau:sau:

Bảng 4.14 Tỷ lệ ý kiến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ương nuôi

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu Lớn TB Nhỏ

1 Thuận

lợi

- Vị trí địa lý thuận lợi

- Nguồn bột giống đảm bảo

- Nguồn lao động dồi dào

- Thị trường rộng lớn 97100 100 880 100 90100 100 90 10090 88100 100 100 10090 2 Khó khăn

- Điều kiện khí hậu phức tạptự nhiên

- Thiếu kKỹ thuật ương nuôi - Thiếu nNguồn vốn

- Môi trường nước ô nhiễm

- Chăm sóc quản lý khó khăn

- Thiếu cChính sách của nhà nước - Chưa tiếp cận KHCN 70 5 25 30 5770 35 100 70 5 40 40 6570 40 100 80 25 20 45 4070 45 100

(Nguồn: Tổng hợp điều tra)

* Thuận lợi

- Vị trí địa lý: xã có vị trí địa lý khá thuận lợi, có con kênh giữa cùng hệ thống mương máng thuận lợi cho nguồn nước và xây dựng bến, chợ cá. Đường giao thông liên thôn đi lại thuận lợi. Phần diện tích các chân ruộng trũng dễ dàng cho chuyển đổi sang ao ương còn khá nhiều. Đó chính là tiềm năng lớn của xã trong thời gian tới.

- Nguồn cá bột giống: Chất lượng bột giống là yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống cũng như tốc độ phát triển của cá trong quá trình ương nuôi.Trên địa bàn xã có Trung tâm giống thuỷ sản cấp I của tỉnh do đó nguồn bột giống cung cấp được đảm bảo về cả kích cỡ và chất lượng. Do đó nguồn

bột giống không phải vận chuyển nên tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng phát triển khá mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ương nuôi của các hộ nông dân.

- Nguồn lao động tham gia ương nuôi: Với đặc điểm không đòi hỏi tốn nhiều lao động, nguồn lao động được sử dụng chủ yếu là lao động trong gia đình với sự am hiểu về điều kiện khí hậu thời tiết trên địa bàn cộng với kinh nghiệm lâu năm Người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi, một phần có khả năng tiếp thu KHKT nhanh.

- Thị trường cá giống ngày càng được mở rộng: Trước sự hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều thị trường cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu thủy sản sang các nước bạn thì thị trường cá giống trong nước cũng ngày càng được mở rộng. Với kinh nghiệm lâu năm của các hộ ương nuôi thì những con cá giống được đảm bảo về chất lượng tạo uy tín trên thị trường, ngày càng có nhiều người từ phương xa về mua cá tại xã. Ngoài tất cả các huyện trong tỉnh thì có rất nhiều người là khách quen ở các tỉnh khác như: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên… Việc giải quyết đầu ra tạo điều kiện thúc đẩy nghề ương nuôi cá giống tại xã ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là điều kiện qua trọng để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ương nuôi của các hộ.

* Khó khăn

Là tính hai mặt của một vấn đề! Cùng với những điểm khá thuận lợi trên trong quá trình ương nuôi các hộ gặp phải những khó khăn sau:

- Điều kiện tự nhiên khí hậu thời tiết thường diễn biến phức tạp: Bắt đầu vào vụ ương nuôi là tháng 2 dương lịch thời tiết lạnh gây khó khăn cho quá trình quản lý, chăm sóc cũng như tốc độ sinh trưởng phát triển của cá. Đặc biệt đối với cá chim ở nhiệt độ thấp cá sẽ chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho hộ ương nuôi, tiếp đó là thời tiết khí hậu nắng nóng cũng ảnh hưởng tới quá trình ương nuôi và vận chuyển cá giống đi xa của người mua.

- Kỹ thuật ương nuôi: Những hộ ương nuôi lâu năm có nhiều kinh nghiệm

tuy nghiên về kỹ thuật ương nuôi vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định. Đối với hộ mới tham gia ương nuôi thì kinh nghiệm ương nuôi chưa nhiều. Cá giống là loài cũng nhạy cảm với môi trường vì vậy đôi khi có xuất hiện bệnh lạ mà người dân không biết đã phần nào ảnh hưởng tới năng suất của hộ.

- Nguồn vốn: Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình ương nuôi cá giống của các hộ. Dựa vào số vốn mà hộ có quyết định mở rộng diện tích hay đầu tư thêm giống mới. Hiện nay lượng vốn ương nuôi trên địa bàn xã được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: hộ tự có, đi vay. Hộ có quy mô càng lớn thì nhu cầu vốn càng cao. Thực tế lượnglương vốn vay ngân hàng của các hộ là rất ít, phần vì thủ tục vay phức tạp, phần vì hộ không có thông tin… Phần lớn các hộ cần vốn cho việc đầu tư kiên cố, cải tạo ao ương, hoàn thiện CSVC – CCDC phục vụ cho quá trình ương nuôi của hộ. Cơ sở vật chất đảm bảo thì quá trình ương nuôi cũng được đảm bảo.

- Công tác tổ chức quản lý ao ương nuôi chưa chặt chẽ, chưa có sự rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể, thiếu sự quy hoạch chi tiết từng vùng ương nuôi. Còn tồn tại tình trạng tự phát làm ao, lấn chiếm diện tích dẫn đến sự không hợp lý, mương máng không thông thoáng ảnh hưởng đến sự lưu thông của dòng chảy gây ô nhiễm môi trường và thất thoát cá khi có mưa kéo dài.

- Môi trường ương nuôi : là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cá. Hiện nay nguồn chất thải thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều là nguyên nhân làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm đã gây hiện tượng cá chết không rõ nguyên nhân. Do đó để đảm bảo cho hoạt động ương nuôi của các hộ thì vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, có những biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường của các cấp, ngành và với từng hộ, và cần đến ý thức của từng cá nhân.

- Chưa có sự quan tâm nhất quán về chủ trương chính sách của tỉnh, huyện đến hoạt động khuyến ngư. Cấp huyện mới chỉ có Trạm khuyến nông huyện bao gồm cả chức năng của khuyến ngư, hầu như các lớp tập huấn hay

chuyển giao KTTB mở ra chưa đem lại hiệu quả, chưa gây được sự chú ý của các hộ ương nuôi, kinh phí cho hoạt động khuyến ngư là không cao, trang thiết bị chưa có. Chính vì vậy mà vừa gây lãng phí mà lại không đem lại hiệu quả.

- Công tác KHCN như: thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, kiểm soát môi trường… chưa thật sự được chú trọng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật còn yếu về kiến thức cũng như khả năng truyền đạt do đó mà lớp tập huấn kỹ thuật mở ra chưa được sự quan tâm của người dân và các lớp mở ra cũng không có hiệu quả, 100% số người tham gia lớp học về không áp dụng vào thực tiễn. Thêm vào đó kinh phí cho hoạt động còn hạn chế, thiếu các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác chuyển giao, do đó mà người dân còn hạn chế về kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghề ương nuôi cá giống của các hộ nông dân tại xã Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w