Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghề ương nuôi cá giống của các hộ nông dân tại xã Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang (Trang 74 - 78)

- Giải pháp mở rộng diện tích: Trên thực tế các hộ đều có nhu cầu mở rộng diện tích ương nuôi nhưng không có điều kiện. Hiện nay phần diện tích có khả năng chuyển đổi sang ương nuôi cá giống là phần diện tích chân ruộng chiêm trũng sản xuất không có hiệu quả. Chính phần diện tích chưa được sử dụng đúng mục đích là nguồn lợi lãng phí. Do đó việc mở rộng diện tích ương nuôi phát huy nguồn nội lực là biện pháp cơ bản thúc đẩy nghề ương nuôi cá giống của địa phương phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người dân trong xã. Thực tế cho thấy những năm qua diện

tích ương nuôi cá giống ngày một tăng nhưng chưa phải là một con số lớn. Song song với việc mở rộng diện tích thì cần có sự mở rộng theo quy hoạch.

- Giải pháp thị trường: Thị trường tiêu thụ cá giống trên địa bàn xã có xu hướng tăng mạnh dẫn tới số lượng cá giống được tiêu thụ là khá lớn. Với đặc điểm vận chuyển đóng trong bao kín và đặc điểm sinh học của cá mà khả năng vận chuyển đi xa trong thời gian dài là khó khăn do đó việc lựa chọn kênh tiêu thụ ngắn và tiếp cận với thị trường nhanh nhất là điều kiện rất cần thiết đồng thời đảm bảo chất lượng cá sau khi bán và quyền lợi của hộ.

Hiện nay việc tiêu thụ cá giống trên địa bàn xã chủ yếu là trên thị trường tự do cạnh tranh. Toàn xã có duy nhất một chợ các được xây dựng tập trung tại thôn Hoành Sơn, các thôn khác thường bán cá tại chính ao nhà mình, do đó mà thường có sự chênh lệch giá cả giữa các hộ. Cá được bán cho chính người mua về nuôi thương phẩm và một phần được các tư thương mua về đem đi tiêu thụ ở nhiều nơi, do đó mà đôi khi bị tư thương ép giá. Giải pháp đưa ra là xã nên kết hợp với cá hộ ương nuôi cá giống thành lập các trạm bán cá tập trung, liên hệ ký kết hợp đồng lâu dài với các cơ sở thu mua nhằm đảm bảo quyền lợi cho người ương nuôi. Ngoài ra cần thông tin cung cấp kịp thời về giá cả cũng như nhu cầu của thị trường về các loại cá giống khác nhau để các hộ có hướng đầu tư và yên tâm tập trung cho ương nuôi đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Giải pháp về hoạt động khuyến ngư: Trong quá trình ương nuôi các hộ gặp phải những khó khăn nhất định. Để giúp các hộ từng bước giải quyết các khó khăn: mật độ ương nuôi, chất lượng thức ăn…Do đó việc nâng cao kiến thức cho các hộ ương nuôi là hết sức cần thiết. Phần lớn kỹ thuật ương nuôi của người dân là qua kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Để phổ biến kiến thức sâu rộng tới người dân cần:

+ Trước tiên nên đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện. + Sau là từ đội ngũ cán bộ cấp trên truyền tải xuống dưới.

………

- Giải pháp đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực: Con người là nhân tố quyết định đến kết quả và hiệu quả ương nuôi. Do đó mà xã cần:

+ Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho các hộ, khuyến khích các hộ ương nuôi thành lập HTX, hội hay tổ ương nuôi cá giống nhằm học hỏi và giúp đỡ nhau kinh nghiệm và kỹ thuật ương nuôi.

+ Đẩy manh công tác khuyến ngư, tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật ương nuôi giống mới cho hiệu quả cao. Cán bộ khuyến ngu cần đi sâu sát hơn nữa, tích cực phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật phù hợp với trình độ dân trí, điều kiện vật chất kỹ thuật và khả năng đầu tư của hộ. Bản thân cán bộ khuyến ngư cũng nên tích cực học hỏi nâng cao kiến thức phổ biến cho hộ, đa dạng các hình thức tuyên truyền.

- Giải pháp bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh: Với mục tiêu phát triển bền vững và nhằm đảm bảo cho việc ương nuôi của các hộ thì vấn đề bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng do đó cần:

+ Tăng cường công tác kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh lây lan đồng thời kiểm soát chặt chẽ nguồn cấp thoát nước.

+ Đối với phần diện tích mới đưa vào ương nuôi cần có biện pháp cải tạo và hạn chế các chất độc hại từ đất. Sử dụng rộng rãi chế phẩm sinh học để xử lý đáy vào bờ ao trước khi đưa vào ương nuôi.

+ Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ương nuôi tránh sảy ra hiện tượng dịch bệnh, khi có dịch bênh sảy ra thi có biện pháo xử lý kịp thời tránh lây lan trên diện rộng.

+ Tránh việc khai thác quá mức tài nguyên gây mất cân bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường.

- Giải pháp về vốn:

+ Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho các hộ ương nuôi, cần tính toán và đầu

tư có trọng điểm không gây lãng phí. Cho các hô vay với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay phù hợp với đặc điểm của nghề.

+ Cần tăng cường các chính sách hỗ trợ gián tiếp như: xây dựng đường giao thông, các công trình thủy lợi, điện, nước, công tác khuyến ngư để hỗ trợ thúc đẩy nghề ương nuôi cá giống tại xã ngày càng phat triển.

+ Các hộ ương nuôi cần có sự sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tập trung vào giống có giá trị kinh tế cao, chu kỳ ương nuôi thấp và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi nhất định. Các hộ cần đầu tư hơn nữa cho kiên cố, cải tạo ao ương, trang bị vật tư cho ương nuôi đầy đủ để quá trình ương nuôi đem ại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng:

+ Xã cần tăng cường xây mới và tu bổ đường giao thông, hệ thống thủy lợi đảm bảo cho việc cấp thoát nước. Đối với các hộ sau mỗi vụ ao ương cần được tu bổ. Nhiều ao ở xa điều kiện đi lại không thuận lợi làm cho sự quản lý gặp khó khăn hơn.

PHẦN 5V

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghề ương nuôi cá giống của các hộ nông dân tại xã Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w