Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ 1 Phƣơng pháp đánh giá:

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn nlm&tt trên địa bàn tỉnh thái nguyên vào lưới điện của tỉnh (Trang 41 - 43)

- Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có công suất thiết kế 2x50MW, đã đưa vào vận hành năm 2006.

2.3.3.Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ 1 Phƣơng pháp đánh giá:

2.3.3.1. Phƣơng pháp đánh giá:

Ở nước ta phương pháp đánh giá tiềm năng thuỷ điện đã được nhiều cơ quan nghiên cứu quan tâm tiến hành từ lâu, nhất là những năm 80, và đã đưa ra được các kết luận tin cậy. Tiềm năng thuỷ điện được đánh giá qua các chỉ số: Tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kinh tế kỹ thuật.

a.. Tiềm năng lý thuyết:

Tiềm năng lý thuyết là nguồn năng lượng tiềm tàng, sẵn có nếu toàn bộ các dòng nước trong các sông ngòi trên toàn bộ địa phận tỉnh đều chảy qua tua bin để phát điện với hiệu suất 100%.

Phương pháp tính toán cụ thể về tiềm năng lý thuyết của thuỷ điện đã được trình bày trong các tài liệu chuyên môn.

Công thức cơ bản để tính tiềm năng thuỷ điện lý thuyết của con sông i là: Ni =

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ---  39  ---

Trong đó: Ni: là công suất lý thuyết của dòng đang xét (KW)

Ei: là trữ lượng thuỷ năng lý thuyết của dòng đang xét (kWh/năm) Q: là lưu lượng trung bình nhiều năm của sông (m3

/s) dH: là chênh lệch độ cao đáy (m)

W: là lượng nước trung bình nhiều năm (m3/năm) Hn, Hc: Cao độ đáy tại đầu nguồn và cửa ra (m)

Trong các công thức trên, các biến Q, W, H đều là những hàm phức tạp của chiều dài dòng chảy L, nên trong thực tế tính toán, người ta phân chia chiều dài dòng sông thành nhiều đoạn nhỏ và thay thế gần đúng các tích phân bằng tổng sai phân:

Ni =

Ei = Trong đó:

n: là số phân đoạn. Trong mỗi phân đoạn độ dốc được coi như không đổi và lưu lượng thì biến đổi tuyến tính;

Qj, Wj: thứ tự là giá trị trung bình trong đoạn j của lưu lượng trung bình nhiều năm và lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của sông i đang xét;

Hj: Độ hạ thấp cao trình đấy của đoạn j.

Áp dụng phương pháp tính của một con sông như trên cho toàn bộ các sông trong khu vực hay trên phạm vi toàn lãnh thổ ta sẽ tính được lượng trữ năng lý thuyết của một khu vực hay của toàn quốc gia.

Trong tính toán người ta cần sử dụng các tài liệu cơ bản sau:

- Tài liệu về địa hình bao gồm các bản đồ địa hình với các tỷ lệ xích thích hợp của từng khu vực. Trên bản đồ địa hình có thể xác định được các thông số địa hình của từng con sông như diện tích lưu vực, chiều dài dòng chảy, độ dốc đáy sông theo các phân đoạn định trước.

---  40  ---

- Tài liệu thuỷ văn để xác định các thông số về dòng chảy như lưu lượng trung bình nhiều năm hoặc lượng dòng chảy trung bình nhiều năm tại các vị trí tính toán trên mạng sông. Theo quy phạm của nước ngoài, lưu lượng trung bình nhiều năm của các dòng sông chủ yếu phải được tính toán bằng số liệu thực đo về lưu lượng trong nhiều năm của mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn trên khu vực. Ở những nơi không có trạm thuỷ văn thì có thể cho phép sử dụng bản đồ đẳng trị mô đuyn dòng chảy trung bình nhiều năm sẵn có nhưng phải hiệu chỉnh lại kết quả dựa theo số liệu thực đo của các trạm thuỷ văn kế cận hoặc dựa theo số liệu điều tra, khảo sát thực địa trong một thời kỳ nhất định. Sự sử lý đúng đắn và nghiêm ngặn các thông số thuỷ văn là các yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả tính toán. Ở Việt Nam, chúng ta không có đủ điều kiện để thực hiện tính toán thuỷ văn nghiêm chỉnh như quy định của một số nước ngoài vì mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn ở miền núi rất thưa thớt trong đó các trạm có đo đạc dòng chảy một cách liên tục thì lại càng hiếm hoi. Do đó việc tính toán lưu lượng trung bình nhiều năm trên các sông suối nhỏ chỉ có thể thực hiện bằng các phép tính nội suy trên bản đồ đường đẳng trị mô đuyn dòng chảy sẵn có.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn nlm&tt trên địa bàn tỉnh thái nguyên vào lưới điện của tỉnh (Trang 41 - 43)