Các cơ quan

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 39 - 41)

9 Ý kiến của một nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam

3.2 Các cơ quan

• Bộ NN & PTNT sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến rừng, từ trồng rừng, bảo vệ rừng đến khai thác chế biến lâm sản. Có 3 Vụ liên quan đến công việc này: Vụ trồng rừng, Vụ bảo vệ rừng và Vụ Nông nghiệp và quản lý chế biến lâm sản. Nhiệm vụ cụ thể của Bộ NN & PTNT như sau:

Nhanh chóng xem xét, hoàn thiện và thông qua kế hoạch trồng rừng nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ổn định về nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; đánh dấu diện tích với nhiều cây gỗ lớn, quý hiếm để đảm bảo nguồn gỗ ổn định để duy trì sự phát triển và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Hướng dẫn việc lựa chọn cơ cấu cây trồng cho mỗi vùng để đạt sản lượng và hiệu quả kinh tế, đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu việc sản xuất và chế biến gỗ; và cung lúc đưa ra biện pháp đầy đủ cây con (bao gồm cây nghiên cứu, cây trồng trong nước và nhập khẩu) để trồng rừng nguyên liệu; thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy trồng rừng, chuyển giao tiến bộ công nghệ về sản xuất cây giống, trồng rừng, các kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ.

Trên cơ sở quy hoạch trồng rừng, xem xét và bổ sung các chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư trồng rừng, hưởng lợi từ rừng nguyên liệu đặc biệt là từ các chính sách ưu đãi về đất, tín dụng và các hỗ trợ về giống, cơ sở hạ tầng về vùng nguyên liệ và bán sản phẩm.

Nhanh chóng triển khai nghiên cứu sơ bộ về đầu tư thử nghiệm vào việc sản xuất ván nhân tạo trong nước và đánh giá đầy đủ về hiệu quả đầu tư, đầu ra sản phẩm để định hướng phát triển trong thời gian tới; dựa trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gỗ ván nhân tạo trong nước và nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

• Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN & PTNT, cân đối và phân bổ ngân sách bằng cách tính toán nguồn thu nhập từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác để triển khai các chương trình phát triển trồng rừng khác nhau. Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo việc thực hiện chính sách tài chính để hỗ trợ xuất khẩu và thưởng cho những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu theo quy định; đề xuất và ban hành các chính sách về đầu tư, ưu đãi về tài chính cho việc sản xuất nguyên liệu thô và sản xuất chế biến gỗ. • Bộ Tài nguyên môi trường phối hợp với Bộ NN & PTNT, hướng dẫn cấp địa phương xem

• Bộ Thương mại chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ ngành trong việc hướng dẫn vàhỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn thị trường nhập khẩu căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gỗ; xem xét và bổ sung cơ chế, chính sách và tổ chức, trang bị cơ sở hạ tầng nhập khẩu để có thể cung cấp đủ lượng nguyên liệu gỗ đặc biệt là gỗ rừng tự nhiên để sản xuất đồ gỗ.

Bộ thương mại có trách nhiệm phối hợp với Bộ NN & PTNT và Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam để thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Cung cấp thông tin về nhu cầu nhập khẩu, các quy định về nhập khẩu sản phẩm gỗ hiện tại của một số nước chính; bổ sung chính sách, gỡ bỏ trở ngại và khó khăn hiện tại để từng bước thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là sang các thị trường có nhu cầu lớn như Bắc Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc và ASEAN.

Trên cơ sở các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, để tổ chức hội chợ thương mại đồ gỗ tại các thành phố lớn trong nước, cùng lúc lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam tham dự các hộ chợ thương mại quốc tế tại các nước để giới thiệu và quản cáo sản phẩm gỗ của Việt Nam, tìm kiềm khách hàng và ký hợp đồng xuất khẩu; Đạt thoả thuận với Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam lập trang web về sản phẩm gỗ cũng như hoạt động sản xuất đồ gỗ và các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam tham gia các sự kiện trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy quan hệ với các hiệp hội gỗ và lâm sản của các nước ASEAN và trên thế giới

Theo đuổi các cuộc đàm phán cấp chính phủ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới về nhập khẩu nguyên liệu gỗ thô theo phương thức hàng đổi hàng, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp chế biến gỗ được hoạt động.

Bộ Công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ NN & PTNT, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đánh giá hiện trạng, định hướng và thu thập nhu cầu về các sản phẩm gỗ tái chế và sản xuất các thiết bị công nghệ; trên cơ sở đó đưa ra những chính sách phù hợp để hướng dẫn và định hướng những nghiên cứu tập trung vào sản xuất trong nước và nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp chế biến gỗ.

• Bộ Lao động thương binh và xã hội chịu trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật và lao động chất lượng cao; xem xét và đưa ra các chính sách để cải tiến và cập nhật những cơ sở đào tạo để bắt kịp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành chế biến gỗ; xem xét

và mở thêm các cơ sở đào tạo tại các địa phương có nhu cầu lớn, tiến hành tuyển sinh và đào tạo để thoả mãn nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như các làng nghề.

• Tổng cục thống kê (GSO), phối hợp với Bộ NN & PTNT và các cơ quan khác sẽ đưa ra nội dung, tiêu chuẩn và chỉ dẫn sử dụng trong việc kiểm tra, đánh giá rừng, điều hành và hướng dẫn cấp địa phương tiến hành thống kê và kiểm kê rừng…

• UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đề xuất và triển khai các chương trình phát triển rừng tại các khu vực mình quản lý. Hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạn tầng cho các khu sản xuất tập trung, giải quyết các khó khăn trong sản xuất cho các doanh nghiệp, làng nghề thuộc lĩnh vực chế biến và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w