9 Ý kiến của một nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam
2.4.2.14 Cơ sở hạ tầng
Việc vận chuyển hàng từ Việt Nam tới các thị trường tại Mĩ hay Châu Âu nhìn chung không có vấn đề gì về vận tải nhưng chi phí vận chuyển thì đắt hơn. So với Trung Quốc, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải chịu chi phí vận chuyển ra nước ngoài cao hơn kể cả vận chuyển đường biển và đường hàng không. Mới đây, một số báo cáo của Đại học Georgetown, Mĩ về chi phí vận chuyển hàng trên biển từ Trung Quốc và Việt Nam tới các bang của Mĩ chỉ ra rằng “thời gian vận chuyển đường biển và giao hàng từ Việt Nam tới Mĩ cho 50 containers là 322.000 đô la Mĩ và mất 17-35 ngày, trong khi đó vận chuyển từ Trung Quốc là 136.000 đô la Mĩ và mất 11 ngày với số lượng tương tự”. Các nhà nhập khẩu quốc tế ám chỉ rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã được trợ cấp khoảng 10-30% chi phí vận chuyển đường biển.
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cảng biển thích hợp đã trở thành mối quan tâm chính cho việc phát triển công nghiệp đồ gỗ tại một số tỉnh. Trong thời gian hiện tại, có một xu hướng tiến tới chuyển các nhà máy sản xuất từ các tỉnh Trung bộ đến các trung tâm chế biến gỗ như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bình Định. Việc làm này nhằm giảm chi phí vận chuyển tới cảng và tăng nguồn cung các phụ liệu (vải sợi, bộ phận kim loại, vật liệu hoàn thiện v.v…) Các nhà máy chế biến tại các tỉnh sau đó chỉ chuyên sản xuất các bộ phận và phụ kiện cho các nhà máy lắp ráp tại khu vực trọng điểm về gỗ. (Nhà máy sản xuất đồ gỗ ở Gia Lai là một ví dụ, họ phải trả từ 300 đến 650 đô la Mĩ cho một container 40’ tới cảng Qui Nhơn và Sài Gòn, trong khi chi phí từ Bình Dương tới Sài Gòn chỉ khoảng 100 đô la Mĩ)
Điều kiện đường xá ở các tỉnh phía Nam cũng là một vấn đề. Hầu hết đường xá ở khu vực này chỉ đảm bảo cho xe tải ít hơn 25 tấn; nhưng container chứa gỗ nhập khẩu thường hơn 30 tấn. Để vận chuyển gỗ vào nhà máy, các công ty chế biến gỗ phải chia số lượng gỗ ra các phần nhỏ hơn điều này sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất.