Đánh giá nhận xét về phương pháp Canny

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp phát hiện biên (Trang 69 - 71)

Phương pháp Canny được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng của xử lý ảnh do đây là phương pháp có khả năng loại bỏ nhiễu rất tốt.

Ở đây ta đánh giá phương pháp Canny với độ lệch tiêu chuẩn σ khác nhau và các ngưỡng khác nhau:

Khi ta thay đổi σ, ngưỡng cao và ngưỡng thấp vẫn giữ nguyên: Th=100 và Tl =30 ta có kết quả :

a) Ảnh gốc b) σ = 0,8

c) σ = 1 d) σ = 1,4

Qua kết quảở trên ta có thểđưa ra một số nhận xét sau:

- Khi ta thay đổi độ lệch tiêu chuẩn σ thì ảnh kết quả cũng thay đổi. Ảnh kết quả (b), (c), (d) với độ lệch tiêu chuẩn tương ứng là 0,8; 1,0 và 1,4 cho ra các điểm biên khác nhau. Ảnh (b) có số lượng điểm biên cao nhất, còn ảnh (d) có số lượng

điểm biên thấp nhất.

- Càng tăng độ lớn của độ lệch tiêu chuẩn thì số lượng các điểm biên xác định

được ngày càng giảm. Nghĩa là đối với ảnh có nhiều nhiễu thì càng tăng độ lệch tiêu chuẩn thì số lượng điểm nhiễu cũng giảm đi, khi đó chỉ những biên rõ nét mới phát hiện ra.

a) Th =50; Tl =30 b) Th =200; Tl =100

c) Th =200; Tl =30 d) Th =250; Tl =200 Hình 4.4: Phát hiện biên với Canny ngưỡng thay đổi, σ = 1

- Khi thay đổi ngưỡng thấp và ngưỡng cao thì số lượng biên được phát hiện cũng thay đổi. Do các điểm ảnh có giá trị nhỏ hơn ngưỡng thấp thì loại điểm đó và lớn hơn ngưỡng cao thì xác định đó là điểm biên (giữa hai ngưỡng thì còn tuỳ thuộc

vào các điểm biên lân cận). Nên ta thấy:

- Khi ngưỡng thấp và ngưỡng cao đều thấp thì số lượng biên phát hiện ra rất nhiều .

- Khi cả hai ngưỡng đều cao thì số lượng điểm biên được phát hiện là rất ít, chỉ

những điểm có mức xám cao mới có thể thành biên.

Khi ngưỡng rất thấp và ngưỡng rất cao, tức là khoảng cách giữa hai ngưỡng là lớn thì điểm biên phụ thuộc vào các điểm lân cận.

Tuỳ từng ảnh cụ thể và tuỳ từng cách lấy ngưỡng khác nhau mà ta có các kết quả khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp phát hiện biên (Trang 69 - 71)