Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 56 - 59)

- Theo đối tượng

3. Theo thành phần kinh tế

2.3.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Sau khi thành lập một thời gian, từ thực tiễn hoạt động, ban lãnh đạo Techcombank thấy rằng không thể phát triển nếu chỉ cung cấp các sản phẩm cho vay truyền thống bởi lẽ khó có thể cạnh tranh vơí các ngân hàng thương mại quốc doanh đã hoạt động lâu năm với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, mà bên cạnh các sản phẩm đó, Techcombank phải khai thác ở một thị trường mới hoặc thị trường mà tiềm năng của nó còn rất lớn. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, toàn thể ban lãnh đạo Techcombank đã đi đến thống nhất sẽ tập trung vào thị trường gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân đồng thời đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Thời gian đầu, do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, nền kinh tế chưa phát triển mạnh, nên doanh số cho vay tiêu dùng thấp, quy mô các khoản cho vay tiêu dùng còn rất nhỏ, nhưng với nhận định: đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, trong tương lai không xa nền kinh tế sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc, lúc đó các chính sách về tiền lương, thu nhập cũng như môi trường pháp lý sẽ dần hoàn thiện và nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng mạnh, Techcombank đã đưa ra phương châm: chấp nhận mạo hiểm vì sự phát triển trong tương lai. Và thực tế đã chứng minh nhận định cũng như hướng đi của họ hoàn toàn đúng đắn, bắt đầu từ năm 1999, nền kinh tế có những dấu hiệu lạc quan thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng và chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng. Trong 2 năm 2000, 2001 nhu cầu vay tiêu dùng tăng nhanh đến mức bản thân phòng tín dụng không thể quản lý và kiểm soát được tất cả các

khoản vay (gồm cả cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng, cả cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp) nên ngày 15/4/2001 theo quyết định số 628/ TCB của Hội đồng quản trị, phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ ra đời, mục tiêu là thực hiện cho vay đối với khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình. Ngay sau khi phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ được thành lập, doanh số cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh và công tác quản lý cũng rõ ràng, thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều.

2.3.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng

Hiện nay, hội sở Techcombank chưa thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo nên quy trình cho vay tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở các khoản cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp:

a. Đối tượng vay vốn

Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

b. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng - Mục đích sử dụng vốn vay.

- Người sử dụng vốn vay là “người như thế nào”: có kinh nghiệm hoặc có biết sử dụng vốn vay hay không?

- Số tiền cần vay, đồng cần vay. - Nguồn trả nợ, đồng trả nợ. - Phương thức đảm bảo tiền vay.

Nếu khách hàng thuộc đối tượng được phép vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, biện pháp bảo đảm nợ vay phù hợp với quy chế tín dụng và quy chế đảm bảo tiền vay của Techcombank, người phụ trách bộ phận tín dụng sẽ giao cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn.

c. Hồ sơ vay vốn - Đơn xin vay.

- Hồ sơ về tư cách khách hàng: Giấy chứng minh nhân dân. - Các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: nghề nhiệp, thu nhập. - Giải trình về phương án sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ. - Các hồ sơ về tài sản đảm bảo.

* Đối với các khách hàng đã có quan hệ vay vốn, hồ sơ gồm có: - Đơn xin vay.

- Giải trình về phương án sử dụng tiền vay.

- Cập nhật thông tin về tơ cách khách hàng, tình hình tài chính. - Các hồ sơ về tài sản đảm bảo bổ sung.

Ngoài các hồ sơ bắt buộc nói trên, đối với mỗi khách hàng cụ thể thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng bổ sung thêm các hồ sơ khác để đảm bảo Techcombank có được thông tin đầy đủ, toàn diện:

- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo để khách hàng hiểu được nội dung các loại hồ sơ phải lập nhưng không được phép lập hồ sơ thay khách hàng.

- Khi nhận được hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và chân thực của hồ sơ. Nếu xét thấy khách hàng không có đủ khả năng vay vốn thì phải trả lại hồ sơ và thông báo cho khách hàng biết.

d. Trình tự tín dụng

1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dich vụ khác có liên quan đến nhu cầu khách hàng tại Techcombank.

2. Phân tích tín dụng: Cán bộ tín dụng phải thu thập thêm thông tin có liên quan đến hoạt động của khách hàng, tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phân tích, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng, đề xuất các biện pháp áp dụng cho khách hàng. Sau đó, cán bộ phòng quản lý tín dụng phải tái thẩm định và cho ý kiến đề xuất đối với khoản vay.

3. Xét duyệt: Trưởng phòng tín dụng xét duyệt khoản vay của khách hàng, đối với trường hợp cần có ý kiến của Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng hội sở thì phải thông qua để xin ý kiến.

4. Giải ngân cho khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng thông báo các điều kiện hội sở đưa ra cho khách hàng và bổ sung đầy đủ các hồ sơ để cho giải ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w