1/ Nhà nước cần tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau quả và hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay người nông dân trồng trọt và bán các sản phẩm mà mình có chứ không phải bán những thứ thị tường cần vì vậy dẫn đến tình trạng lúc khan hiếm lúc ế thừa, nên các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khi thu mua, hơn nữa chất lượng lại không đảm bảo không đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Việc trồng trọt một cách manh mún làm khó áp dụng công nghẹ sản xuất mới, giống mới… làm cho hiệu quả sản xuất thấp, giá lại cao khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính vì vậy trong thời gian tới chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất rau quả theo hướng tập trung phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Việc này cần có chi phí lớn cả trong nghiên cứu và triển khai và sự thống nhất cao độ từ trung ương đến địa phương nên nhất thiết phải có sự đóng góp và phát huy vai trò làm chủ của chính quyền. Tăng cường đầu tư tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng đủ điều kiện để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Xây dựng và phát triển thị trường đầu ra cho các snả phẩm rau quả như khuyến khích tiêu dùng rộng rãi, nghiên cứu chuyển giao công nghệ làm tăng giá trị, hiệu quả của sản xuất. Tổ chức tốt công tác thu mua rau quả cho người nông dân vì khả năng vốn và các điều kiện về kho bãi cất trữ còn hạn chế nên người nông dân rất khó bảo quản, thu hoạch về phải bán ngay nên hay bị ép giá phải bán với giá thấp làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Các quy định không cho chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác vì lí do an ninh lương thực mà vấn đề an ninh lượng thực hiện nay không còn quá đáng lo ngại nữa vì vậy trong nhiều trường hợp có thể có những chính sách thay đổi cây trồng để phát triển sản xuất, tănng thu nhập cho người dân.
Tăng cường công tác nghiên cứu và khuyến nông về rau qủa sẻ mang lại lợi ích đáng kể cho nông dân và người tiêu dùng.
2/ Nhà nước cần hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lí xuất nhập khẩu rau quả theo hướng đơn giản phù hợp với thị trường. Hoàn thiện môi trường kinh doanh.
Hiện nay các chính sách về xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập và việc ra nhâp WTO chúng ta sẻ phải thay đổi một số chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lí xuât nhập khẩu cũng còn nhiều điều gây khó khăn cho các doanh nghiệp, còn mang nhiều tính chất của cơ chế quản lí thời bao cấp vì vậy Nhà nước cần hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lí xuất nhập khẩu rau quả cho phù hợp với thị trường như đơn giản thủ tục hải quan, đẩy mạnh cải cách hành chính theo phương thức một cửa, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các ban ngành cụ thể tránh trồng chéo gây phiền hà, nhũng nhiễu, tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Nhà nước phải đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp lí, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chúng ta cũng cần xây dựng các khung pháp lí quy định về kĩ thuật, chất lượng, nguồn gốc…của các mặt hàng xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy và tạo lợi thế cho các mặt hàng trong nước cũng như mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi được tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng tốt.
Tự do hoá hơn nữa thị trường nông nghiệp sẻ củng cố và tăng lợi nhuận của cải cách thị trường. Tự do hoá nhập khẩu rau quả kể cả rau quả chế biến và rau quả tươi sẻ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và giá thấp hơn; người xuất khẩu rau quả sẻ có lợi từ tự do hoá thương mại với đối tác của Việt Nam; Việc nhập khẩu buộc các doanh nghiệp trong nước cải tiến sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 3/ Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kí kết các hiệp định song phương và đa phương để hàng hoá Việt Nam có lợi thế hơn trong xuất khẩu.
Việc gia nhập WTO cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát triển, chỉ là chúng ta có biết cách nắm lấy cơ hội đó hay không. Vì vậy để có thể giới thiệu các mặt hàng của Việt Nam ra thế giới cúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường từ đó có được các thoả thuận hay hợp đồng với các nước. Việc kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương cho thấy được lợi ích của nó đối với các bên khi các bên đều đạt được những lợi ích của mình như lợi ích về thuế xuất, cách thức nhập khẩu ( về khối lượng hàng hoá, chất lượng hàng hóa…)
hàng hoá của chúng ta sẻ cólợi tthế hơn các hàng hoá khác không có các thoả thuận thương mại.
Chính phủ cần tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi theo trong các hoạt động ngoại giao để các doanh nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài, vừa để quảng cáo cho doanh nghiệp vừa tìm kiếm và kí kết các hợp đồng với các công ty nước ngoài nhằm phát triên sản xuất kinh doanh.
4/ Phát triển mạnh mẽ các hiệp hội:
Các bộ ngành phải là người đứng ra tổ chức, liên kết các hiệp hội các ngành hàng. Lợi ích của việc tham gia vào hiệp hội các ngành hàng là rất to lớn nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam khi các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ chưa đủ các tiềm lực để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh. Việc tham gia các hiệp hội cung tạo sự thống nhất ổn định trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hiệp hội có thể hỗ trợ nhiều mặt giữa các doanh nghiệp, dưa ra các thông tin dự báo… để các doanh nghiệp có phương hướng hoạt động.
5/ Vốn:
Hiện nay đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ chỉ một số ít có tiềm lực lớn, việc thiếu vốn kinh doanh, thiếu vốn sản xuất, nghiên cứu thay đổi công nghệ thường xuyên xảy ra đối với các doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp lại khó tiếp cận được các nguồn vốn vay của Nhà nước cũng như của ngân hàng, các tổ chức tài chính khác khi các thủ tục vay còn nhiều bất cập, rườm rà, lãi suất cao, thời gian cho vay ngắn… Vì vậy Nhà nước cần có các chính sách để cho các doanh nghiệp vay như ưu đãi về lãi suất, giảm thủ tục vay, tạo ra các hành lang thuận lợi để doanh nghiệp dể dàng tiếp cận với các nguồn vốn.
6/ Thông tin:
Thông tin thị trường ngày càng quan trọng đối với thị trường rau quả, thị trường rau quả mở rộng, nhu cầu thông tin chính sác và kịp thời về giá cả và biến động thị trường ngày càng tăng. Dich vụ thông tin thị trường cần kết hợp cả ý kiến phản hồi của người sủ dụng thông tin để đảm bảo thông tin có ích và tin cậy. Vì vậy cần phát triển hệ thống thông tin thị trường, xây dựng các kênh thông tin chính thức, chính sác, kịp thời cho các doanh nghiệp khai thác.
KẾT LUẬN
Sức cạnh tranh của công ty chưa thực sự mạnh, quy mô và năng lực của công ty còn nhỏ bé nhưng hiện nay cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đối với công ty bởi các đối thủ trong và ngoài nước xuất hiện ngày càng nhiều. Để có thể đứng vững trên thị trường và phát triển ngày càng lớn mạnh buộc công ty phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên và phải xây dựng một chiến lược phát triển hoàn chỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Việt Nam đã gia nhập WTO thị trường đã mở rộng cho các công ty chỉ có điều là công ty có thể nhận biết và nắm bắt cơ hội để phát triển hay không.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót em rất mong đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để có thể hoàn thành chuyên đề tốt hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành các thầy cô, các cô chú trong công ty, bạn bè và đặc biệt là đến cô giáo hướng dẫn Đào Thị Ngân Giang đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình kinh tế nông nghiệp
2/ Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp 3/ Giáo trình kinh tế chính trị
4/ Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. 5/ Bàn về cạnh tranh toàn cầu
Tác giả: Bạch Tự Cường
6/ Nâng cao năng lực cạnh tranh va bảo hộ sản xuất trong nước. Tác giả: Lê Đăng Danh
7/ Chiến lược cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Học viện quản lí kinh tế TW
8/ Số liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 9/ Thời báo kinh tế.
10/ Báo Vietnamnet. 11/ Mạng internet.
MỤC LỤC
LỜi MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận về cạnh tranh...3
I/ Khái niệm, bản chất, vai trò cua cạnh tranh...3
1/ Khái niệm và bản chất của cạnh tranh...3
2/ Vai trò của cạnh tranh...5
3/ Các hình thức cạnh tranh...8
3.1/ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế...8
3.2/ Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường...8
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...10
1/ Các nhân tố bên trong doanh nghiệp...10
1.1/ Các nguồn lực...11
1.2 Khả năng tổ chức quản lí...11
1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật...12
2/ Các nhân tố bên ngoài...13
2.1/ Thị trường...13
2.2/ Các nhân tố tự nhiên...14
2.3/ Chính sách pháp luật, quản lí và phát triển đất nước...14
2.4/ Các nhân tố khoa học kĩ thuật và công nghệ...15
2.5/ Các đối thủ tiềm ẩn và hiện tại...15
2.6/ Giá các sản phẩm thay thế và cạnh tranh...15
2.7/ Các nhân tố về văn hoá xã hội...16
III/ Một vài nét về ngành rau quả Việt Nam...16
CHƯƠNG II:Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội...19
I/ Giới thiệu chung về công ty...19
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội...19
2/ Chức năng và nhiệm vụ của công ty...22
3/ Cơ cấu tổ chức của công ty...22
II/ Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty...25
1/ Thực trạng...25
1.1/ Về cơ sở vật chất của công ty...25
1.2/ Lao động ...27
1.3/ Vốn...28
1.4/ Quá trình thu mua đầu vào...29
1.5/ Phương tiện vận chuyển...30
1.6/ Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty...30
1.7/ Thị trường tiêu thụ...32
1.8/ Các hoạt động quản cáo marketing...36
1.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...37
2/ Đánh giá...41
CHƯƠNG III:Môt số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội...44
I/ Mục tiêu định hướng sản xuất tới năm 2010...44
1/ Của Nhà nước...44
2/ Mục tiêu của công ty...45
II/ Một số giải pháp...45
1/ Công ty cần xây dựng nguồn cung ổn định...45
2/ Đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm...46
3/ Giải pháp về bảo quản...47
4/ Thị trường...48
5/ Hoạt động marketing, liên doanh, liên kết...49
6/ Đổi mới công tác quản lí, bảo quản thu mua sản phẩm...49
7/ Tạo uy tín cho doanh nghiệp...51
III/ Một số kiến nghị...51
KẾT LUẬN ...55
Bản đánh giá nhận xét của cơ sở thực tập...56
Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam 1991 – 2000...17
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty...23
Bảng 2.2 Một số thiết bị nhập khẩu...26
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của công ty năm 2004 – 2006...28
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2004 – 2006...33
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh theo mặt hàng và thị trường nhập khẩu 2004 – 2006...37
Bảng 2.6 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty 2004 – 2006...40
Bảng 2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2004 – 2006...41
Từ viết tắt: