Đổi mới công tác quản lí, bảo quản thu mua sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội (Trang 49 - 50)

II/ Một số giải pháp

6/ Đổi mới công tác quản lí, bảo quản thu mua sản phẩm

Công ty tuy có mô hình quản trị khá tốt nhưng công tác quản lí cũng còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân như trình độ cán bộ công nhân, năng lực quản lí điều hành còn thấp, các phòng ban hoạt động còn chưa có hiệu quả cao…Vì vậy cần tiến hành đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, nâng cao năng lực quản lí điều hành thông qua các lớp tập huấn , bồi dưỡng cho công nhân viên do công ty tự tổ chức hoặc tham gia các lớp tập huấn do Bộ, hiệp hội tiến hành. Tiến hành xây dựng đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn, cử cán bộ đi học các lớp nâng cao và phải có khen thưởng hợp lí để giữ người đồng thời cũng phải xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

Công tác bảo quản, thu mua sản phẩm còn nhiều bất cập. Thu mua manh mún qua nhiều trung gian… làm chất lượng không đồng đều, tăng chi phí làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty vì vậy cần đa dạng hoá các hình thức thu mua, tránh qua trung gian giảm chi phí. Công ty cần nghiên cứu được khả năng cung ứng của từng nguồn hàng để có thể lựa chọn được nguồn tốt nhất phù hợp với các thông tin và dự báo về tình hình diễn biến của thị trường về cung cầu, giá cả hàng hoá nhằm có kế hoạch sản xuất tốt nhất. Công ty cần thực hiên thu mua linh hoạt giữa các nguồn hàng. thiết lập mạng lưới thu mua, công việc này phải cănn cứ vào những vùng nguyên liệu có khối lượng lớn để đặt các đầu mối thu mua, đồng thời phải duy trì các

quan hệ, liên kết chặt chẽ với các chân hàng có uy tín có khả năng cung cấp hàng hoá ổn định.

Mặt khác chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo thống nhất cả quy trình từ việc chon giống, thu mua, vận chuyển, bảo quản trong kho nên công ty cần phối hợp với các nhà sản xuất trong việc tuyển chọn giống, hướng dẫn về kĩ thuật chăm sóc thu hoạch, bảo quản đúng quy cách. Luôn kiểm tra các đơn vị cung cấp hàng hoá xem có đảm bảo cung cấp hàng hoá đúng tiêu chuẩn theo quy định của công ty và khách hàng hay không.

Hiện nay những yêu cầu về chất lượng, kĩ thuật ngày càng khắt khe đối với các sản phẩm xuất khẩu cũg như thị trường trong nước. Công ty tuy đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu quản quản lí chất lượng ISO nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển, yêu cầu thị trường thì ngoài việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quản lí chặt chẻ các vấ đề về vệ sinh thực phẩm công ty phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lí chât lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt đuợc các tiêu chuẩn cao hơn tạo uy tín cho công ty. Vấn đề vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) có lẽ là rào cản lớn nhất trong xuất khẩu rau quả đến các thị trường có thu nhập cao và trung bình. Hơn nữa vấn đề này càng trở nên quan trọng vì thoả thuận AFTA và WTO làm giăm khả năng các nước bảo vệ hàng hoá nông sản của mình bằng thuế nhập khẩu và cô ta nên vấn đề vệ sinh thực phẩm sẻ được sử dụng cho mục đích bảo hộ. Mặt khác người tiêu dùng ở các nước có hu nhập cao cũng rất quan tâm đến vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w