Về phía công ty du lịch: (Công ty du lịch Nam Việt)

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng Tour – Tuyến (Trang 47 - 49)

1 Nhận xét, đánh giá về việc tổ chức, thực hiện chuyến đ

1.3.Về phía công ty du lịch: (Công ty du lịch Nam Việt)

- C

ông tác chuẩn bị:

Thông thường truớc bất kì một chuyến du lịch nào công ty du lịch cũng phải có chuyến đi tiền trạm để xem xét khả năng cung cấp của các nhà cung cấp cũng như tình hình du lịch tại điểm đến (có vấn đề gì mới hay bất thường xảy ra hay không), đồng thời kí kết, thảo luận với các nhà cung cấp dịch vụ. Sau đó, trước chuyến đi khoảng 1 đến 2 ngày công ty du lịch phải cử người đi trước để xem có vấn đề bất thường gì xảy ra hay không, để có phương án xử lý kịp thời. Công ty du lịch Nam Việt là một công ty còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nhiệm trong việc tổ chức các chuyến đi nên công tác chuẩn bị chưa tốt.

- Ch ất lượng dịch vụ:

+ Dịch vụ vận chuyển: Do công ty du lịch Nam Việt, xe Space 45c rất tiện nghi với máy lạnh và khăn, lái xe rất nhiệt tình thân thiện.

+ Dịch vụ lưu trú và ăn uống:

 Khách sạn Đồng Hới – Quảng Bình: Chất lượng bữa ăn tốt,song các trang thiết bị trong phòng ngủ đã cũ hỏng.

 Khách sạn Thành Quả – Quảng Trị: Có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết,bữa ăn tốt,thường xuyên đổi món,tháI độ phục vụ của nhân viên thân thiện nhiệt tình.

 Khách sạn Đồng Lợi – Huế: trang thiết bị chưa đầy đủ, ở một số phòng bị hỏng hóc,đa số các trang thiết bị đều ở trong tình trạng suống cấp nghiêm trọng. thái độ của nhân viên không tốt. Chất lượng bữa ăn kém,không thường xuyên đổi món dẫn đến sự nhàm chán.

 Khách sạn Thanh Thanh - Đà Nẵng: Chất lượng phòng ngủ tốt, đầy đủ trang thiết bị song hệ thống vệ sinh còn chưa tốt.

Bữa ăn tại thuyền trên cầu sông Hàn rất tốt,nhân viên phục vụ nhiệt tình,chương trình giao lưu ca nhạc rất thú vị.

 Khách sạn Hạ Long – Nghệ An:trang thiết bị chưa tốt còn hỏng hóc,cống bị tắc,mất nước,món ăn rất ít làm cho sinh viên không no.

 Nhà hàng TP. Vinh: Chất lượng bữa ăn trung bình, trang thiết bị trung bình, vệ sinh chưa tốt, thái độ phục vụ kém.

+ Hướng dẫn viên:

 Hướng dẫn viên suốt tuyến: Chất lượng trung bình, có hướng dẫn viên còn thiếu kinh nghiệm, cách truyền đạt thông tin chưa rõ ràng mạch lạc, có nhiều thông tin về tuyến điểm nhưng truyền đạt chưa đúng lúc, đúng chỗ, thuyết minh trên đường về các vùng đất, địa phương còn quá ít.thậm chí còn không biết thông tin về những điểm đến.

 Hướng dẫn viên tại điểm: đều đạt chất lượng bởi thông tin, kiến thức cũng như kinh nghiệm,đặc biệt là hướng dẫn tại Thành Cổ Quảng Trị,Ngã Ba Đồng Lộc. Cũng do đoàn quá đông lại chỉ có một hướng dẫn viên nên rất khó khăn cho sự theo dõi của sinh viên.

- Ch ương trình du lịch: sau khi đã có sự điều chỉnh từ phía khoa du lịch và những điều chỉnh do thời tiết đã có một chương trình khá hợp lý đảm bảo những yêu cầu của đối tưọng là sinh viên (vừa có điểm tham quan, học tập, vừa có giao lưu với sinh viên trường bạn, vừa có đi chơi tự do).

-

Điều hành, tổ chức, thực hiện: đôi khi còn lúng túng, thiếu linh hoạt và bị động do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành tổ chức tour.

2. Kiến nghị

2.1. Về phía khoa du lịch:

- Việc đi thực tế rất cần thiết cho sinh viên, nên khoa cần phải duy trì thường xuyên, đều đặn và ở nhiều môn học với những đối tượng nghiên cứu khác nhau tuỳ theo môn học.

- Khoa cần hướng cho sinh viên vào một vài mục đích cụ thể của từng chuyến đi thực tế và có sự hướng dẫn nhất định về các thức nghiên cứu tìm

hiểu những vấn đề đó, không nên tập trung vào quá nhiều vấn đề vì như vậy sinh viên sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận ( sinh viên chưa có nhiều kĩ năng thực tế).

- Một chuyến đi 10 ngày cũng không nhất thiết phải lựa chọn 1 chương trình du lịch với hàng loạt các điểm đến. Bởi vì một sinh viên du lịch sau khi ra trường sẽ có cơ hội tiếp cận với rất nhiều điểm du lịch, vấn đề quan trọng là liệu họ có đủ kiến thức và tư duy để có thể hiểu đựơc sự khác nhau giữa một điểm du lịch tự nhiên với một điểm du lịch văn hoá, giữa một điểm du lịch biển với một khu du lịch sinh thái…? Điều đó chỉ có được khi mà ngay trong những chuyến thực tế như thế này họ được giảng giải cặn kẽ về những vấn đề đó, để từ đó có kiến thức nền tảng có thể suy ra những vấn đề tương tự. Nói cách khác, trong thời gian ngắn ngủi, nhà trường cần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát để sau khi ra thực tế sinh viên có thể áp dụng vào những trường hợp cụ thể.

- Những môn học không có điều kiện đi thực tế, khoa nên sắp xếp những buổi nói chuyện với các chuyên gia để có thêm kiến thức thực tế.

2.2. Về phía sinh viên:

Cần phải nhận thức được tầm quan trọng của những chuyến đi thực tế để từ đó có phương hướng chuẩn bị tốt trước chuyến đi, và thu nhận kiến thức trong quá trình đi du lịch. Đồng thời phải hình thành cho mình thói quen trong việc thu nhận tài liệu về ngành du lịch một cách thường xuyên, qua mạng, sách báo và các hội chợ du lịch để có những thông tin bổ ích phục vụ cho việc học tập và có những chuyến đi thực tế có chất lượng.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng Tour – Tuyến (Trang 47 - 49)